Tướng Rick Hillier, tư lệnh Quân Lực Canada, gần một năm nay đã mở cuộc vận động gây quỹ giúp cho những gia đình của các quân nhân Canada đã nằm xuống. Dĩ nhiên trong thâm sâu, ai cũng biết là ông Hillier nhấn mạnh đặc biệt đến những quân nhân Canada tử trận trên chiến trường Afghanistan vì nơi đó tình hình chiến sự sôi bỏng và họ bị thương vong nhiều nhất. Những khoản tiền trợ giúp ấy thực ra được coi như một hình thức an ủi cho các thân nhân, đền đáp phần nào công lao của những người đã hi sinh xương máu, hơn là để giúp cho thân nhân họ đủ sống khỏi phải vất vả vì sinh kế.
Dù thực tế ra sao chăng nữa thì tướng Hillier đã nói điều cần phải nói, làm điều cần phải làm, bởi lẽ những tử sĩ ấy đã phục vụ và đã bỏ mình cho đất nước Canada. Mặc dù họ tử trận tại chiến trường Aghanistan, nhưng đó là cuộc chiến chống khủng bố vốn là đại họa cho cả thế giới, bứng rễ tàn quân Taliban và tái thiết đất nước Afghanistan. Sứ mạng của các quân nhân Canada ấy cao cả và khó khăn hơn một cuộc chiến bình thường. Việc gây quỹ nhằm giúp đỡ các gia đình tử sĩ chứng tỏ rằng những người còn sống, những người đang an toàn nơi quê nhà, biết ơn những người đã nằm xuống. Sự tri ân ấy không bao giờ muộn màng, mặc dù khi tướng Hillier nêu lên vấn đề ấy thì đã có khoảng 50 quân nhân Canada tử trận tại Afghanistan.
Bất cứ một cuộc chiến tranh nào cũng đều gây thương vong tổn thất. Trường hợp Việt Nam, người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu vì lý tưởng mà họ theo đuổi: chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Giờ đây Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, chính phủ đệ nhị Cộng Hòa không còn nữa, không còn chính sách nào qui định việc cấp dưỡng cho các gia đình tử sĩ, cho các thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Họ không được ai chăm sóc đến. Các quốc gia tiền tiến đều có chính sách hưu bổng, phúc lợi cấp cho những thân nhân sống sót và phúc lợi cấp cho những người tàn phế. Nhà nước Việt Nam hiện nay tuy có chế độ thương phế binh nhưng họ chỉ lo cho thương phế binh của riêng họ, chứ không bận tâm đến các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Cho đến nay, những nỗ lực quyên góp tài chánh trợ giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa hầu hết đều nhỏ lẻ, tự nguyện, tự phát.
Nói chung, không phải là đồng bào chúng ta không có lòng đối với những người nghèo khổ, những người tàn tật; nhưng thỉnh thoảng mới có người nói đến nhu cầu giúp đỡ các thương phế binh của chúng ta, cho nên chưa đánh động được dư luận, chưa tạo thành phong trào rầm rộ qui mô, chưa có nhiều cơ hội cho tất cả mọi người hảo tâm cùng đóng góp. Nay có nhiều nhóm đứng ra tổ chức những buổi gây quỹ, những đại nhạc hội từ thiện “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH”, và đã dấy lên được làn sóng quyên góp cho công tác đầy ý nghĩa này.
Cám ơn anh, người thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Ý nghĩa đầy đủ của câu văn trên được thu gọn lại là “Cám Ơn Anh” cho dễ nhớ. Quí vị chỉ cần nhớ 3 chữ này thôi, “Cám Ơn Anh” đã nhận ra như một “trade mark” không thể nhầm lẫn buổi tổ chức từ thiện này của “The Handicapped and Orphans Fund” với những buổi văn nghệ thông thường.
Việc quyên góp cho một công tác từ thiện, muốn đạt được kết quả, thiết nghĩ cần có một số yếu tố quan trọng: Trước tiên, đó phải là việc làm chính đáng và người đứng ra vận động quyên góp nêu lên được ý nghĩa và tính cách cần thiết của công tác ấy. Thứ nhì, người đầu tàu chịu trách nhiệm chính, phải là người có đủ uy tín để quần chúng tin tưởng. “The Handicapped and Orphans Fund” vốn là một tổ chức bất vụ lợi đã tạo được một số uy tín qua các công tác gây quỹ từ thiện trước đây.
Lẽ đương nhiên, “Cám Ơn Anh” nói lên mục đích tri ân những người đã xả thân vì sự an toàn của những người dân bình thường. Ngay cả trong đời sống thường nhật, chỉ cần trông thấy những người tàn phế, đã đủ để những người may mắn khoẻ mạnh cảm thấy thương cảm, huống chi những người tàn phế ấy lại phải sống khổ sở vì bị xã hội mới bỏ quên chẳng đoái hoài, và huống chi đó lại là những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, vốn đã bị thua thiệt trong thời chiến nay tiếp tục bị thua thiệt dưới chế độ mới. Chúng ta là những người may mắn đến được bến bờ tự do này, có một cuộc sống tương đối thoải mái, thì việc đóng góp một phần nhỏ nhoi để giúp đỡ họ là công tác chính đáng và cần thiết.
Như vừa nói, đây không phải là lần đầu tiên “The Handicapped and Orphans Fund” tổ chức đại nhạc hội gây quỹ. Nếu kể về công sức đóng góp của nhhững người đứng ra thực hiện thì phải nói ngay là vất vả lắm. Sự phối hợp giữa việc chọn các ca sĩ sao cho đáp ứng đúng sở thích của giới thưởng ngoạn tại địa phương, việc chọn ngày giờ như thế nào để hi vọng khán giả có thể đến dự đông đảo nhất, việc chọn địa điểm trình diễn ở nơi nào để vừa thuận tiện cho việc đi lại vừa có đủ chỗ cho số khán giả đông đảo như mong đợi, và việc định giá vé vừa phải cũng như tránh khỏi bị lỗ vì chi phí quá cao… là công việc hoàn toàn không đơn giản. Nếu tất cả những thứ khác đều được sắp xếp toàn hảo, ngoại trừ số thu không đủ trang trải cho số chi, thì cuộc gây quỹ thất bại. Chính vì vậy cần ca ngợi sự can đảm của những người chọn cách tổ chức đại nhạc hội để gây quỹ từ thiện. Thiết nghĩ, chỉ có thể giải thích là do tấm lòng và sự say mê đã thúc đẩy họ bắt tay vào việc.
Hầu như những người hay sinh hoạt cộng đồng tại Montreal đều biết ca sĩ Thái Hà là người sáng lập “The Handicapped and Orphans Fund”. Chẳng những họ biết mà họ còn ủng hộ cho công việc thiện nguyện này, nhờ vậy nên không hẳn chỉ có số vé đại nhạc hội từ thiện được bán ra hết sạch mới nói lên sự tin cậy ấy, mà số tiền do đồng bào ủng hộ ngoài việc bán vé càng cho thấy sự hảo tâm tiềm ẩn nơi những đồng bào, chỉ chờ dịp được khơi dậy là bùng lên mạnh mẽ.
Lẽ đương nhiên khi bắt tay vào công tác gây quỹ này, không thể chỉ nghĩ một chiều đón nhận những tặng hiến mà còn phải nghĩ đến sự đền đáp bằng hình thức nào đó. Vì thế, tổ chức một buổi đại nhạc hội cống hiến cho mọi người món ăn tinh thần, là điều phù hợp với câu châm ngôn “trước mua vui, sau làm nghĩa”.
Nếu bình thường chắc hẳn không ai nghĩ rằng một đại nhạc hội từ thiện nói chung, gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH nói riêng, có thể được tổ chức với thành phần các nghệ sĩ trình diễn hùng hậu như như sau đây: Lệ Thu, Thiên Kim, Ngọc Hạ, Đặng Thế Luân, Băng Tâm, Hoàng Nam, Lâm Nhật Tiến, Y Phụng, Thái Hà, Công Thành & Lyn, Trish Thùy Trang, Quang Minh & Hồng Đào, Mỹ Lan & Danny Lưu, bé Anh Chí, ban nhạc Asia Band, MC Nam Lộc; thêm vào đó có hai vị khách đặc biệt là Đại úy Michael Đỗ và nhà văn Phan Nhật Nam. Tuy nhiên sự lạc quan của “The Handicapped and Orphans Fund” và những người thực hiện chương trình này không phải là không có lý do: Bao giờ cũng có sự đóng góp quan trọng của những vị hảo tâm, trong đó nhiều vị ẩn danh, như một khích lệ lớn lao cho ban tổ chức yên tâm thực hiện chương trình. Việc tổ chức do đó vẫn phải chu đáo, buổi trình diễn văn nghệ vẫn phải thu hút, làm hài lòng khách thưởng ngoạn. Sự thành công của buổi tổ chức lần này sẽ chính là những viên gạch lót đường cho sự thành công của những buổi tổ chức về sau. Như một “brand name” mà người ta chỉ có thể gìn giữ được bằng cách tạo ra những sản phẩm có đủ phẩm chất.
Đại nhạc hội “Cám Ơn Anh” sẽ diễn ra lúc 7 giờ 30 ngày 29-9-2007 tại Theatre de l’Olymia, số 1004 St. Catherine E., Montreal.
Quí vị chỉ cần nhớ 3 chữ “Cám Ơn Anh” thôi, đã nhận ra như một “trade mark” không thể nhầm lẫn buổi tổ chức từ thiện này của “The Handicapped and Orphans Fund” với những buổi văn nghệ thông thường.
Hoàng Trung Phong
Cám ơn anh, người thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Ý nghĩa đầy đủ của câu văn trên được thu gọn lại là “Cám Ơn Anh” cho dễ nhớ. Quí vị chỉ cần nhớ 3 chữ này thôi, “Cám Ơn Anh” đã nhận ra như một “trade mark” không thể nhầm lẫn buổi tổ chức từ thiện này của “The Handicapped and Orphans Fund” với những buổi văn nghệ thông thường.
Việc quyên góp cho một công tác từ thiện, muốn đạt được kết quả, thiết nghĩ cần có một số yếu tố quan trọng: Trước tiên, đó phải là việc làm chính đáng và người đứng ra vận động quyên góp nêu lên được ý nghĩa và tính cách cần thiết của công tác ấy. Thứ nhì, người đầu tàu chịu trách nhiệm chính, phải là người có đủ uy tín để quần chúng tin tưởng. “The Handicapped and Orphans Fund” vốn là một tổ chức bất vụ lợi đã tạo được một số uy tín qua các công tác gây quỹ từ thiện trước đây.
Lẽ đương nhiên, “Cám Ơn Anh” nói lên mục đích tri ân những người đã xả thân vì sự an toàn của những người dân bình thường. Ngay cả trong đời sống thường nhật, chỉ cần trông thấy những người tàn phế, đã đủ để những người may mắn khoẻ mạnh cảm thấy thương cảm, huống chi những người tàn phế ấy lại phải sống khổ sở vì bị xã hội mới bỏ quên chẳng đoái hoài, và huống chi đó lại là những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, vốn đã bị thua thiệt trong thời chiến nay tiếp tục bị thua thiệt dưới chế độ mới. Chúng ta là những người may mắn đến được bến bờ tự do này, có một cuộc sống tương đối thoải mái, thì việc đóng góp một phần nhỏ nhoi để giúp đỡ họ là công tác chính đáng và cần thiết.
Như vừa nói, đây không phải là lần đầu tiên “The Handicapped and Orphans Fund” tổ chức đại nhạc hội gây quỹ. Nếu kể về công sức đóng góp của nhhững người đứng ra thực hiện thì phải nói ngay là vất vả lắm. Sự phối hợp giữa việc chọn các ca sĩ sao cho đáp ứng đúng sở thích của giới thưởng ngoạn tại địa phương, việc chọn ngày giờ như thế nào để hi vọng khán giả có thể đến dự đông đảo nhất, việc chọn địa điểm trình diễn ở nơi nào để vừa thuận tiện cho việc đi lại vừa có đủ chỗ cho số khán giả đông đảo như mong đợi, và việc định giá vé vừa phải cũng như tránh khỏi bị lỗ vì chi phí quá cao… là công việc hoàn toàn không đơn giản. Nếu tất cả những thứ khác đều được sắp xếp toàn hảo, ngoại trừ số thu không đủ trang trải cho số chi, thì cuộc gây quỹ thất bại. Chính vì vậy cần ca ngợi sự can đảm của những người chọn cách tổ chức đại nhạc hội để gây quỹ từ thiện. Thiết nghĩ, chỉ có thể giải thích là do tấm lòng và sự say mê đã thúc đẩy họ bắt tay vào việc.
Hầu như những người hay sinh hoạt cộng đồng tại Montreal đều biết ca sĩ Thái Hà là người sáng lập “The Handicapped and Orphans Fund”. Chẳng những họ biết mà họ còn ủng hộ cho công việc thiện nguyện này, nhờ vậy nên không hẳn chỉ có số vé đại nhạc hội từ thiện được bán ra hết sạch mới nói lên sự tin cậy ấy, mà số tiền do đồng bào ủng hộ ngoài việc bán vé càng cho thấy sự hảo tâm tiềm ẩn nơi những đồng bào, chỉ chờ dịp được khơi dậy là bùng lên mạnh mẽ.
Lẽ đương nhiên khi bắt tay vào công tác gây quỹ này, không thể chỉ nghĩ một chiều đón nhận những tặng hiến mà còn phải nghĩ đến sự đền đáp bằng hình thức nào đó. Vì thế, tổ chức một buổi đại nhạc hội cống hiến cho mọi người món ăn tinh thần, là điều phù hợp với câu châm ngôn “trước mua vui, sau làm nghĩa”.
Nếu bình thường chắc hẳn không ai nghĩ rằng một đại nhạc hội từ thiện nói chung, gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH nói riêng, có thể được tổ chức với thành phần các nghệ sĩ trình diễn hùng hậu như như sau đây: Lệ Thu, Thiên Kim, Ngọc Hạ, Đặng Thế Luân, Băng Tâm, Hoàng Nam, Lâm Nhật Tiến, Y Phụng, Thái Hà, Công Thành & Lyn, Trish Thùy Trang, Quang Minh & Hồng Đào, Mỹ Lan & Danny Lưu, bé Anh Chí, ban nhạc Asia Band, MC Nam Lộc; thêm vào đó có hai vị khách đặc biệt là Đại úy Michael Đỗ và nhà văn Phan Nhật Nam. Tuy nhiên sự lạc quan của “The Handicapped and Orphans Fund” và những người thực hiện chương trình này không phải là không có lý do: Bao giờ cũng có sự đóng góp quan trọng của những vị hảo tâm, trong đó nhiều vị ẩn danh, như một khích lệ lớn lao cho ban tổ chức yên tâm thực hiện chương trình. Việc tổ chức do đó vẫn phải chu đáo, buổi trình diễn văn nghệ vẫn phải thu hút, làm hài lòng khách thưởng ngoạn. Sự thành công của buổi tổ chức lần này sẽ chính là những viên gạch lót đường cho sự thành công của những buổi tổ chức về sau. Như một “brand name” mà người ta chỉ có thể gìn giữ được bằng cách tạo ra những sản phẩm có đủ phẩm chất.
Đại nhạc hội “Cám Ơn Anh” sẽ diễn ra lúc 7 giờ 30 ngày 29-9-2007 tại Theatre de l’Olymia, số 1004 St. Catherine E., Montreal.
Quí vị chỉ cần nhớ 3 chữ “Cám Ơn Anh” thôi, đã nhận ra như một “trade mark” không thể nhầm lẫn buổi tổ chức từ thiện này của “The Handicapped and Orphans Fund” với những buổi văn nghệ thông thường.
Hoàng Trung Phong