Dư Âm Về Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh V.N.C.H.” Tại Montreal, Canada...

Không như phần lớn những chương trình đại nhạc hội khác, một khi đã qua đi gần như còn được rất ít người nhắc đến. Nếu có, chỉ ở một hai điểm hoặc tiết mục đặc biệt nào đó. Nhưng với đại nhạc hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH”, sự việc đã xẩy ra khác hẳn, với những phản hồi tốt đẹp mà ngay chính ban tổ chức là “Quỹ Trẻ Em Mồ Côi” ( “The Handicapped And Orpans Fund”) cho biết họ cũng không mong đợi như vậy. Sự kiện đặc biệt đó đã là nguyên nhân có mặt của bài viết này, được thực hiện vào 3 tuần sau khi đại nhac hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” diễn ta tại rạp Olympia ở Montreal vào tối Thứ Bảy 29 tháng 09 năm 2007 vừa qua.

Cần xác định, bài viết này không phải là một bài tường thuật với thứ tự, lớp lang diễn tiến của chương trình. Nó chỉ là một số ghi nhận về dư âm của một chương trình đại nhạc hội đáng được coi như thành công nhất tại Montreal trong năm 2007, tính đến khi bài viết đến tay bạn đọc. Hoặc ít nhất “Cám Ơn Anh” ( tên ngắn gọn của những chương trình đại nhạc hội có mục đích giúp đỡ những thương binh VNCH ở quê nhà, được phát động vào mùa hè năm 2006 tại nam California. Sau đó với nhiều hưởng ứng, đã được tổ chức tại nhiều nơi khác, mới đây nhất là Montreal ) cũng vượt trôi hơn cả những chương trình khác tổ chức trong tháng 09 ở Montreal, là tháng có nhiều shows nhất trong năm.

Sự thành công của “Cám Ơn Anh” không phải chỉ ở kết quả là số tiền $ 24,451.54 quyên được từ những nhà hảo tâm, mạnh thường quân bảo trợ hay sự đóng góp tại rạp của gần 1400 khán giả có mặt. Sự thành công của “Cám Ơn Anh” còn đến từ rất nhiều yếu tố khác. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là sự tôn trọng khán giả. Sự tôn trọng ở đây mang một ý nghĩa rộng lớn, liên quan đến khá nhiều vấn đề khác. Như khai diễn tương đối đúng giớ chẳng hạn. Khán giả đến với “Cám Ơn Anh” với một ý thức cao, đã có mặt tham dự rất đúng giờ. Về phần ban tổ chức, lần này đã khai mạc chương trình sau 15 phút so với thời gian ấn định là 7 giờ 30..Trễ 15 phút là một điều đáng khen và được coi như một sự tôn trọng khán giả khi ban tổ chức đã không sử dụng... “giờ cao su”, thường được coi như một...truyền thống! Hơn nữa, khán giả đã không sốt ruột với những tiết mục diễn ra không được liên tục khi “Cám Ơn Anh” có được một nhóm phụ trách phía sau hậu trường rất hữu hiệu. Thêm vào đó là sự xếp đặt và bố trí chương trình đâu vào đó của MC Nam Lộc, một trong những người đề xướng ra chương trình đại nhạc hội ”Cám Ơn Anh” mà cho đến nay không thể vắng mặt trong những chương trình mang chủ đề này. Ý thức được trình độ thưởng thức càng ngày càng cao của khán giả, vấn đề thiết lập một hệ thống âm thanh và ánh sáng thật hiệu quả đã được ban tổ chức đặt lên hàng đàu. Với chủ trương chấp nhận chi phí tốn kém để thực hiên một chương trình mang chất lương cao về mọi mặt, ban tổ chức đã giao phần đảm trách âm thanh và ánh sáng cho công ty Premier Productions. Công ty này do chuyên viên âm thanh nổi tiếng Việt Anh thành lập, từ California bay sang để tăng cường cho những chuyên viên kỹ thuật nhà nghề vốn đã có rất nhiều kinh nghiệm của rạp Olympia. Nhờ vậy, khán giả đã rất hài lòng khi được nghe nghệ sĩ trình bầy những tiết mục của mình rất rõ ràng, sắc nét. Không một tiếng “hú” hay “xì” gây nên những cái nhăn mặt hay những tiếng chậc lưỡi khó chịu. Thêm vào đó là nghệ thuật điều chỉnh ánh sáng linh động, tạo nên một sự hài hòa, lôi cuốn được sự chăm chú theo dõi của tất cả khán giả. Họ cảm thấy mình được tôn trọng. Thực tế và cụ thể hơn là cảm thấy xứng đáng với số tiền bỏ ra, dù với mục đích từ thiện, để tham dự một chương trình có một giá trị và ý nghĩa thật sự.

Về phần chương trình, cho đến một hai ngày trước khi viết bài này, người viết còn được nghe nhiều dư âm về đại nhạc hội “Cám Ơn Anh”. Chỉ riêng về mặt những diễn viên tài tử là những thiện nguyện viên trẻ tuổi góp măt trong chương trình cũng đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Các cháu sinh viên trẻ tại Montreal đã phải bỏ nhiều công sức và thì giờ ra để được anh Xuân ( trong lực lương Quân Cảnh VNCH trước kia ) và anh Dương Tâm Chí ( kỹ sư Hydro Quebec ) hướng dẫn một số lễ nghi quân cách về nghi thức chào Quốc Kỳ. Để được hoàn chỉnh, ban tổ chức đã phải thuê mướn nhiều bộ quân phục, súng, vv...để trang bị cho các cháu. Với một chương trình mang ý nghĩa cao đẹp như thế, cùng với sự đóng góp nhiệt tình của thế hệ sau, ban tổ chúc cho ràng nếu được các bác, các chú trong những hội đòan liên quan đến quân dội VNCH giúp cho một tay thì quí hóa biết chừng nào. Chính người viết đã được nghe một người bạn thổ lộ là khi nhìn hình ảnh những em thiếu nhi mặc quân phục trên sân khấu, anh đã thấy lại hình ảnh của mình ngày xưa khi khóac trên người bộ quần áo chiến binh. Cũng người bạn này cùng với nhóm của anh đều tỏ ra rất hãnh diện với sự có mặt của đại úy Mỹ gốc Việt trẻ tuổi Michael Đo trên sân khấu, phía sau là hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới tại nơi đồn trú của em ở chiến trường Iraq. Nhóm bạn này cũng như nhiều người khác mà người viết có dịp gặp những ngày sau cũng cho biết họ không thể dấu được tâm trạng bùi ngùi va xúc cảm khi nghe lời phát biểu ngắn gọn của nhà vàn Phan Nhật Nam, tác giả của tập phóng sự chiến trường “:Mùa Hè Đỏ Lửa”. Người tham dự cũng rất chú ý đến nhạc cảnh “Anh Về Thủ Đô” với phần phụ diễn của gần 30 thân hữu, sinh viên, học sinh và thiếu nhi Montreal, đã mở đầu cho chương trình đại nhạc hội “Cám Ơn Anh”. Sự xúc động đã được nhận thấy rõ ràng qua ánh mắt, qua những lời khen ngợi đã là một phần thưởng xứng đáng cho tất cả những người góp mặt trong tiết mục này, trên một sân khấu được trang trí công phu với những vật dụng và sản phẩm thủ công nghệ thuần túy Việt Nam. Nhìn kỹ, người ta sẽ nhận ra đó là những tấm tranh lụa Hội An vẽ bằng tay và viết bằng nghệ thuật Thư Pháp. Cạnh đó là những chậu hoa tươi tuyệt đẹp của tiệm hoa Laurier và một số tranh do họa sĩ Nguyễn Tài cung cấp. Đó là những chi tiết về phông và cảnh trí rất ít được những nhà tổ chức trước đó quan tâm tới.

Gợi được những cảm xúc và những lời khen nơi người tham dự cũng là phần thưởng tinh thân rất lớn dành cho công trình dàn dựng và điều hợp của Bùi Xuân Huy cũng như Thanh Hương, là người trình bầy nhạc phẩm “Anh Về Thủ Đô”. Thêm một chi tiết của phần dàn dựng tiết mục nhạc cảnh này là những video clips về một số màn diễn binh của các binh chủng VNCH trong một ngày lễ Quốc Khánh để vinh danh những chiến sĩ thuộc quân lực VNCH. “Chẳng thua gì những tay nhà nghề”, đó là lời nhạn xét của nhiều người về công trình dàn dựng nhạc cảnh này.

Cũng liên quan đến sự đóng góp của các khuôn mặt trẻ thuộc thế hệ sau, người ta không thể quên được hình ảnh của khoảng 10 em thiếu nhi trong lứa tuổi 13, 14 đã hoàn tất vai trò một cách đáng khen trong 2 màn vũ do nhạc sĩ Minh Điện điều hợp. Đó là màn vũ áo dài và nón lá phụ diễn cho tiết mục của Băng Tâm với nhạc phẩm “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gẫy” và phần trình diễn của Trish với nhạc phẩm “Tình Lính”.

Được thấy sự đóng góp của các thiện nguyện viên, của các em sinh viên, học sinh cũng như thiêu nhi, người viết đã nẩy ra ý đặt tựa bài viết này là “Cám Ơn Anh, Cám Ơn Người”. “Cám Ơn Anh” dĩ nhiên được hiểu như lời tri ân đến các thương phế binh VNCH mà buổi đại nhạc hội mang cùng chủ đề này đã thực hiện. “Cám Ơn Người” không gì khác hơn là lời cảm ơn những người đã đóng góp cho sự thành công lớn lao của chương trình đại nhạc hội. “Người” cũng không ai khác hơn là các thiện nguyện viên, những em sinh viên, học sinh đã nhắc tới ở trên. “Người” cũng không phải ai xa lạ mà là những nghệ sĩ đã mang đến cho người thưởng thức những khả năng chuyên môn của họ bằng tất cả tâm hồn qua nhiều thể lọai nhạc, qua nghệ thuật điều khiển chương trình hay qua nghệ thuật diễn xuất. Ngoài ra họ còn đóng góp một cách cụ thể hơn nữa là giảm bớt thù lao của mình cho ban tổ chức để giảm phần nào chi phí. Và “ Người” còn chính là thành phần rất quan trọng cho một buổi trình diễn. Đó là khán giả. Gần 1400 người hiện diện trong đại nhạc hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” thật xứng đáng với những lời cám ơn chân thành nhất của những người có cùng mục đích làm vơi một phần nào hòan cảnh khó khăn và thiếu thốn của những thương phế binh tại quê nhà. Những lời cám ơn như thế cũng vẫn chưa đủ so với cô Thái Hà, đại diện cho ban tổ chức, trong phần phát biểu ở phần đầu chương trình.

Cô Thái Hà, đại diện cho ban tổ chức đã rất khiêm nhượng khi tuyên bố rằng sự thành công của chương trình “Cám Ơn Anh” không phải do một mình cô hay tổ chức The Handicapped and Orphans Fund tạo nên được. Ngoài lời cám ơn tương tự nhu trên, cô còn nhấn mạnh thêm sự thành công khó lòng có dược nếu không nhờ vào sự đóng góp của tất cả những ân nhân bảo trợ từ khắp nơi, nhờ vào những hội đòan địa phương xa gần như Gia Đình Mũ Đỏ Canada, Hội Phụ Nữ VN vùng Montreal, Trung Tâm Văn Hóa Giáo Dục Hồng Đức, vv...hoặc các Cộng Đồng Người Việt tại New York, Washington,D.C., Toronto, Dallas, vv...Ngòai ra cô còn cám ơn sự yểm trợ rất nhiệt tình của các cơ sở truyền thông địa phương và Bắc Mỹ như các trang báo điện tử, Hệ Thống Truyền Thanh Việt Nam Hải Ngọai, Hệ Thống Truyền Hình SBTN, vv...Riêng SBTN đã phát hình tòan bộ chương trình “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” đến khán thính giả khắp nơi 2 tuần sau khi tổ chức.

Dư âm về chương trình đại nhạc hội “Cám Ơn Anh, Người Thuơng Binh VNCH” cho đến hôm nay vẫn còn vang dội trong lòng mọi người, kể cả những người không có mặt nhưng có dịp theo dõi toàn bộ với buổi phát hình của hệ thống truyền hình SBTN vào trung tuần tháng 10 vừa qua. Tiếng hát Lệ Thu như vẫn còn văng vẳng đâu đây với những tiếng vỗ tay tưởng như không bao giờ dứt của khán giả. Với Montreal, Lệ Thu vẫn luôn là một tiếng hát được khán giả dành cho nhiều ưu ái, kể từ khi chị đến với thành phố này hai mươi mấy năm trước. Sau 3 tháng lưu lại Việt Nam với những buổi diễn luôn thành công trọn vẹn, Lệ Thu đã trở về với khán giả hải ngọai với buổi trình diễn đầu tiên tại Montreal, trong chương trình “Cám Ơn Anh”. Vẫn với một phong cách sang cả, vẫn một một giọng hát tuyệt vời, Lệ Thu của bây giờ vẫn là một Lệ Thu của ngày xưa, dù khoảng thời gian cách biệt quả có dài. Lệ Thu tâm sự với ngừoi viết:” Thật là Thu cảm động quá! Thu không ngờ là khán giả Montreal vẫn dành cho Thu nhiều cảm tình đến như vậy!”.

Một tiếng hát thuộc thế hệ sau Lệ Thu cũng nhận được những tràng pháo tay thật vang dội từ người thưởng thức là Ngọc Hạ. Nhỏ người nhưng mạnh tiếng. Đó là nhận xét của mọi người có mặt trong chương trình “Cám Ơn Anh” hôm đó. Mạnh lại còn cao. Đã cao lại còn sắc xảo trong những thể lọai nhạc không phải có thể trình bầy một cách dễ dàng, nếu không co bản lãnh. Ngọc Hạ đã cho thấy được hết khả năng của cô trong lần trình diễn đó. Băng Tâm và Đặng Thế Luân lần đầu tiên đến Montreal cũng đã được mọi người chào đón nhiệt tình. Còn Y Phụng, cũng trình diễn lần đầu trước khán giả ở đây, đã gây đuợc khá nhiều cảm tình. Thiên Kim càng ngày càng vững chắc và linh động hơn. Trong khi đó, Công Thành và Lyn cũng như Quang Minh và Hồng Đào đã mang đến cho khán giả nhiều giây phút vui tươi, những tràng cười thú vị. Còn Quỳnh Hương, cô đã làm tròn nhiệm vụ vừa là một ca sĩ có giọng hát nhẹ nhàng, vừa là một MC duyên dáng bên cạnh một Nam Lộc, khi thì thật điềm đạm, lúc thì thật linh họat. .Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến tiết mục trình diễn của Thái Hà. Nhắc đến chỉ bằng một cách rất ngắn gọn: có nhiều tiến bộ, nhất là phong cách trình diễn. Còn với khả năng tổ chức và điều động của cô thì chắc cũng phải dành cho Thái Hà một lời cám ơn với những gì cô đã thực hiện được, một cách rất nhà nghề, qua chương trình “Cám Ơn Anh”...

KỲ VU

Xem Tiếp ...

Đêm Cám Ơn Anh In Montreal

Xem Tiếp ...

Danh Sách Thiện Nguyện Viên

Key note speakers:
Writer Phan Nhật Nam, Captain Michael Đỗ

Master of ceremonies:
Mr Nam Lộc, Ms Quỳnh Hương

HOF 2007 Ambassadors & Logistic Team
Program & Event Coodinators:
Thái Hà, Mr Bùi Xuân Huy

Graphic Design & Web Design:
Mr Hải Nguyễn.

Poster Design:
Nguyễn Tiến Dũng, Mỹ Hạnh & ND Show

Sponsorship committee:
Thái Hà, Me Nguyễn Thanh Tuyền, Hoa Hậu Bích Liên., Mrs Bùi Thanh Hương

Advertisement Group:
Mr Trần Nguyên Khang, Nam Nguyễn, Steven Nguyễn, Mrs Nguyễn Minh Trang

Artistic Coordinators:
Mr. Bùi Xuân Huy, Tài Nguyễn, Nguyễn Tuấn

Volunteer Coordinators:
Mr Điện Lê, Mr. Võ Kim Sơn

Stage Coordinators:
Mr Đặng Quốc Thịnh, Phạm Hữu Khoa

Technics Coordinators:
Mr Lộc Can, Paul Đặng

Security Coordinators:
Mr Trần Văn Thanh` , Đặng Quốc Thịnh

Wecome Reception Coordinators:
Mr Tim Nguyễn, Miss Trang Huỳnh, Mr Hiệp Nguyễn,
Lewis Nguyễn, Laurent Trương, Ms Cathy Chữ Đan Trinh

Accounting:
Mrs Dung Nguyễn, Uyên Lê, Minh Trang Nguyễn

Videographer:
Anh Tài Video

Photographers Group:
Mr. Nguyễn Lang, Phương Photo,
Mr Dũng Nguyễn, Mr. Điện Lê

Multi Media Coordinators:
Writer Kỳ Vũ, Mr. Phương Phạm

Editoral Group:
Phan Nhật Nam, Nguyễn Đức Tuấn, Việt Hải La, Hoàng Trung Phong

Dancers Group:
Nhóm Sinh Viên và Thiếu Nhi VN Montréal

Special Thanks to:
Premiere Productions = Sound & Lighting .
Event reporting = MC Quỳnh Hương (CA), Ms Thanh Hàng (Toronto),
Mr Hoàng Chân Như (Dallas), Mr Huy Bùi (Mtl)
Fleuriste Laurier = Floral Arrangement
Website = Take2tango.com, NYVACA.com, VienXuMagazine.com,
Mr Lê Hân & Hope for Kids Toronto
Mr Nguyễn Tuấn = Panels Design

Xem Tiếp ...

Thư ngỏ

Kính gởi quý vị khán giả Montréal và các vùng lân cận thân ái.


Theo thông lệ hàng năm, The Handicapped and Orphans Fund xin được vạn hạnh giới thiệu đến tất cả quý vị khán thính giả của Montreal, cùng các vùng lân cận một chương trình đại nhạc hội hết sức đặc sắc và hiếm có.

Từ hơn một năm qua, chương trình đại nhạc hội này đã được chuẩn bị công phu với tất cả tâm thành và nhiệt tình của ban tổ chức với mục đích cống hiến đến quý vị khán giả một kết hợp nghệ thuật đầy tình nhân ái trong nét đặc thù của bản sắc dân tộc.

Số tiền quyên góp trong ngày đại nhạc hội sẽ được trao đến từng gia đình thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang quẫn bách khốn khó tại quê nhà.


Cũng xin kính thông báo cùng quý vị khán giả thân ái, lần đầu tiên, dưới sự bảo trợ của đài truyền hình SBTN và nhạc sĩ Trúc Hồ, chương trình CẢM ƠN ANH tại Montreal sẽ được trực tiếp thu hình và phát hình đến khắp cộng đồng người Việt trên toàn thế giới.

Đây là một chương trình văn nghệ hát cho lính, và vinh danh những người lính anh dũng, hào hùng, bất khuất Việt Nam Cộng Hòa, đã chiến đấu, và đã hy sinh cho nền tự do dân chủ của Miền Nam Việt Nam.

Kính mời quý vị khán giả hãy cùng với gia đình, cùng với bằng hữu, cùng với chúng tôi đến tham dự buổi đại nhạc hội CẢM ƠN ANH, cùng thưởng thức một chương trình văn nghệ phong phú, lôi cuốn, quy mô chưa từng có với những tiết mục vô cùng ý nghĩa, thật cảm động và tràn đầy kỷ niệm của một thời chinh chiến, một thời bỏ xứ ra đi. Sự có mặt của mỗi một quý vị khán giả không chỉ là sự biểu lộ tấm lòng yêu thích nghệ thuật đơn thuần , mà còn sâu sắc hơn, sự có mặt của mỗi quý vị khán giả đến với buổi đại nhạc hội CẢM ƠN ANH, chính là những lời tri ân trân trọng chan hòa tình nhân ái nhất đến với từng mỗi người lính Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình trong cuộc chiến vì hai chữ Tổ Quốc, phải hy sinh một đời vì xả thân bảo vê Quê Hương để cho mỗi chúng ta ngày hôm nay có cơ hội sống còn nơi này hít thở bầu trời tự do xanh thẳm.

Sự có mặt của mỗi quý vi khán giả trong ngày đại nhạc hội CẢM ƠN ANH cũng chính là những tiếng nói bắt nguồn từ mỗi trái tim nhân ái, thao thức và quan tâm hoài vọng đến cuộc sống của các thương binh Việt Nam Cộng Hòa đang khốn khổ bị bỏ quên tại quê nhà. Ban tổ chức xin được trân trọng tỏ bày lòng biết ơn đến thời gian và tấm lòng của từng mỗi quý vị khán giả Montréal và các vùng lân cận thân yêu trong nhiều năm qua đã không ngừng ủng hộ và bảo trợ cho cho tất cả chương trình của The Handicapped and Orphans Fund thực hiện. Chúng tôi rất kính mong được gặp lại tất cả quý vị khán giả trong ngày đại nhạc hội CẢM ƠN ANH, một đại nhạc hội vinh danh và tri ân ông, cha, chú, anh, em, bằng hữu, và những thương binh Việt Nam Cộng Hòa.

Vô cùng trân trọng
Ban tổ chức của đại nhạc hội CẢM ƠN ANH

Xem Tiếp ...

Đại Nhạc Hội Yểm Trợ Thương Phế Binh tại Montreal - Phan Nhật Nam

Chữ viết, lời nói thấm máu (*)
Nhân đọc Phan Minh Hiển, Những Mảnh Đời Rách Nát, NXB Ngày Nay, Houston, TX, 1999.
Và Đại Nhạc Hội Yểm Trợ Thương Phế Binh tại Montreal, Canada 29/9/07

Thông thường, những lần khởi sự luôn đặt người viết vào trạng thái tinh thần sống động, mạnh mẽ cho dù sẽ trình bày về một đề tài “khổ đau”, đề cập đến người, việc bất ưng ý - Bởi những lúc ấy, thật lòng kẻ cầm bút vẫn có được mối thúc dục ”mong muốn nói đến, bày tỏ” cùng người đọc với cách thức tự tin vì nghĩ rằng: “Chữ nghĩa kia thể hiện đúng, đủ giá trị thông tin, tường trình về người, việc thật của cuộc sống”. Nhưng quả đã có lần bản thân cá nhân bắt đầu viết câu chuyện với trạng thái cực độ u uất nặng nề.. Vì thật sự khổ tâm qua những giòng chữ viết thấy ra một điều ân hận, một mối tội lỗi - Tội sống sót khi đồng loại chết thảm. Tội no đủ khi anh em ta hấp hối, khốn cùng. Thấy chữ nghĩa viết ra dẫu chân thành đến đâu cũng không bày tỏ hết nỗi xót xa, vượt quá sức chịu đựng của người.. Sợ rằng viết ra cũng vô ích.
Bởi chẳng phải đâu từ những người xa lạ mà chính là bản thân với tiếng lời kêu khốc thê thảm sau ngày đi tù về…

Tạ tội cùng Chiến Binh
Hồn Anh Linh Liệt Sĩ
Cào trốc mộ Nghĩa Trang
Dập cốt xương uất nghẹn

Tôi đã viết như thế nơi Nghĩa Trang Quân Đội Long Bình, đêm Giáng Sinh 1992, hoặc đã có những câu như sau đây gởi về đồng đội, Tiểu Đoàn 9 Dù nhân Ngày 30 Tháng 4, 1996 trên đất Mỹ..

Ta nuốt miếng ăn dạ không yên
Ta ấm thân áo thấy hổ thẹn
Lính tráng, con
em được mấy lần
Bên nhà, bữa cơm đầy lưng chén?!!

Tiếng gào đau như trên đã dậy lên suốt tuổi trẻ trên từng trang sách viết ra suốt gần bốn - mươi năm qua.. Bởi bản thân mãi mãi và luôn chỉ là: Người Lính của một Quân Đội hằng sống, chết để thực hiện sứ nhiệm Báo Đền Ân Nghĩa cùng Dân Tộc khổ nạn trên Quê Hương điêu linh.
Và cuối cùng, tôi ngừng lại tất cả bởi cuốn sách kể ra sau đây (*)

.. Những con người góp mặt, nói nên lời trong cuốn sách không chỉ là những người lính bình thường với nỗi truân chuyên, gian khổ, nguy nan đặc thù riêng của đời quân ngũ mà là những quân số chịu phần oán nghiệt khốc liệt nhất trong toàn tập thể quân đội - Những Thương Phế Binh bị loại ra khỏi cuộc chiến từ lúc chiến tranh đang nặng độ. Đây lại là những thương phế binh của một quân đội thất trận, ở lại sau cùng khi những người chỉ huy đã tráo trở đầu hàng, tan hoang tháo chạy, hoặc cùng đày bó tay bẻ súng, vị quốc vong thân. Không vũ khí, không đủ giác quan, tay chân, họ ở lại hứng trận đòn báo thù hèn hạ từ một tập đoàn thắng trận bạo ngược tàn nhẫn nhất trong lịch sử đông-tây. Bởi thông thường khi cuộc chiến chấm dứt, những phe lâm chiến hằng đối xử nhau một cách văn minh với tính bình đẵng huynh đệ.. Pháp/Đức, Mỹ/Đức, Mỹ/Nhật... Nhưng, ở Việt Nam, nơi Miền Nam thì lại khác. Một bên, kẻ thắng trận, tổ chức cộng sản phát động chiến tranh để thâu tóm quyền lực chính trị, cũng giành luôn quyền giết người và thực hiện tội ác vì mục tiêu “độc lập, tự do, hạnh phúc cho đời đời con cháu mai sau!!”.. Và một bên, tập thể những con người trần trụi tuyệt vọng, đối tượng của một chính sách bức hại thâm độc vô nhân tính không cơ may được khoan thứ, không phương tiện chống giữ, không hy vọng thoát thân. Đau thương hơn nữa, họ không chịu riêng một mình mà kéo theo những người thân thích, nói rộng ra, một lần với Miền Nam thất trận cùng đành. Cái chết cũng vô nghĩa và không thể thực hiện được bởi khả năng cuối cùng nầy đã hoàn toàn bị tước bỏ – Người Thương Phế Binh QLVNCH thật tận chết từ trong mỗi ngày giờ hiện sống, qua bức hại, thanh trừng, lưu đày, hành hình trên chính quê hương bởi những người gọi là đồng bào chung chủng tộc..

Sáng ngày 1 tháng 5, 1975, một địa ngục có thật mở ra trên Miền Nam, càng đậm sắc với những người thương phế binh ở các quân y viện... Một toán Việt cộng tiến vào Bệnh Viện 3 Dã Chiến buộc những người thương, bệnh binh rời viện ngay tức khắc. Bọn người nầy chưởi bới họ là phản quốc, tay sai đế quốc..v..v.. Phản quốc nào khi quê hương Miền Nam bị xâm chiếm? Tay sai đế quốc nào khi dân chúng Miền Nam, bị đạn Nga, Tàu gây thương vong? Những chiếc “nón cối” nầy đại diện cho ai để được quyền la hét: “Cút, cút ra khỏi đây. Bọn ngụy chúng mầy không được nằm tại đây. Đồ lính đánh thuê, lũ quân bán nước!!”. Cuối cùng những người thương phế binh cùng đành khốn khổ người nầy đỡ người kia khập khểnh ra khỏi trại, có những người lính vết thương đang rĩ máu bị vất trần truồng tênh hênh trên lề đường..

Gia đình mừng rỡ thấy người lính trở về, nhưng trong hoàn cảnh nầy ai cũng lo âu cho tương lai không biết về đâu.. Chung quanh lối xóm, hằng ngày sau 30 tháng 4, 1975 từng đoàn người, già có, trẻ có và những đám con nít thay phiên nhau giành giựt những thùng đồ hộp, gạo sấy, máy móc từ trong những nhà kho. Dòng người đổ xô tràn vào những kho tồn trữ dưới chân cầu Tân Thuận, Sàigòn bị lính cộng sản xả súng bắn thẳng.. Nhiều người dãy dụa dưới đất, trong vũng máu. Dân chúng chạy tản trốn, nhưng vài phút sau họ lại tràn vào đông hơn, bất kể súng đạn, ai bị thì té xuống, những người khác thì cứ nhào lên cậy cửa..

Khi những ngày hỗn loạn đầu tháng 5 qua đi, những thùng đồ hộp bọn em trong nhà đem về dần cạn, người phế binh vùng Sàigòn, Gia Định phải ra đường kiếm sống với những “nghề cứu đói” như vá lốp xe đạp, sửa hộp quẹt gaz, bán nhang... Và cuối cùng, đi xin ăn. Nhưng tất cả không thể kéo dài khi gã cán bộ tên là Ba Nhiệm làm trưởng ban “Truy quét tệ nạn xã hội” với một bộ phận kinh hoàng, ”Nhà Nuôi Thị Nghè” được dựng nên để làm địa điểm chuyển tiếp giải quyết tất cả những đối tượng đang sinh sống trên, với vĩa hè - Số lượng nầy càng tăng vọt khi tiếp nhận thêm hàng vạn người từ Miền Bắc túng đói tràn vào.. Tuy gọi là “nhà nuôi” nhưng thật ra nơi đó là nhà tù theo đúng nghĩa, những người bị đưa vào đây đều bị coi là “tội phạm hình sự “, do đó bị tra tấn và hành hạ thường xuyên. “Tội nhân” là những người bị bắt trong các đợt bố ráp lề đường, họ không có quyền khiếu nại là bị bắt trái phép hay không, và cũng không có án phạt rõ ràng.. Thời gian ở đây được coi như để “nuôi dạy” nên không hạn định thời hạn giam giữ, nhiều người đã ở lại đây vĩnh viễn. Mỗi nhà nuôi có có vài căn trại, mỗi căn rộng chừng 200 thước vuông, với khoảng chừng 100 con người bị giam. Tối tối, mọi người phải thay nhau chỗ nằm và ngồi quạt cho nhau. Sáng khi nghe kẻng điểm danh, người nầy gọi người kia, ai nằm im không cục cựa thì đem đi hoả thiêu tại lò thiêu Bà Quẹo. Người sống thì đi lao động, kể cả người tàn tật, mù hai mắt, cụt tay, chân.

Nếu sống sót từ các “nhà nuôi”, trở về lại Sài Gòn, tình cảnh cũng chẳng sáng sủa hơn và cuối cùng tất cả đồng “chọn” một biện pháp “không còn chọn lựa”... Hoàng Thụy và Sơn, hai phế binh do quá kiệt sức vì bệnh lao và cụt hai chân nên được ra khỏi “nhà nuôi số 4” Phú Giăng, Sông Bé. Họ không dám đi ăn xin, chỉ “xin ăn” lại từ những người sống trong nghĩa địa. Một buổi chiều, hai anh ra bến Bạch Đằng, ngước mắt nhìn tượng Đức Trần Hưng Đạo một hồi lâu rồi nắm tay nhau nhảy xuống dòng nước chảy xiếc. Xác hai anh được vớt lên, cha anh Sơn đang bán bánh ú, bánh tét quanh chợ Bến Thành hay tin, đến nhìn xác con. Nhưng ông chỉ im lặng đứng chung với đám người hiếu kỳ, không dám nhận là thân nhân người xấu số vì không có tiền mai táng con mình. Ông đứng thẫn thờ nhìn chiếc xe chở xác con ông đi khuất rồi mới dám khóc.
Hoàng Thụy và Sơn không chết một mình, những người lính tàn phế lần lượt “chọn” cho mình những phương tiện và thời điểm thích nghi như trường hợp của phế binh Thơm.. “Anh Thơm khi ngồi dưới chân cầu Sài-gòn, gần Ngân Hàng Quốc Gia có suy nghĩ rằng, do vợ chồng anh thiếu quan tâm nên đứa nhỏ con anh mới chết vì suy dinh dưỡng; mẹ nó đang “đi khách” ngoài chợ Bến Thành để dồn tiền cho anh làm vốn đi bán nhang... Anh quá mệt mõi để nghĩ tiếp... Cuối cùng, anh mở hai tuýp thuốc ngủ trút hết vào miệng, bị say thuốc, anh ọc mữa đầy hết áo quần, xong dẫy mấy cái và ngủ luôn dưới chân cầu. Những thương phế binh khác như Lộc “què” mắc bệnh ho lao, thắt cổ chết trong một toa xe lửa bỏ hoang ở Biên Hoà. Quý “đốc- tưa Zivago” không nuôi nổi mẹ già 80 tuổi, bất lực nhìn mẹ hằng ngày cầm lon ra chợ xin thức ăn nuôi thân và nuôi con, nên thắt cổ chết lè cả luỡi ra. Thanh “liệt” thì mài dao tự cắt cổ, cứa mãi không đứt vì sợ đau, đâm bực mình liền chỉa mũi dao đâm cái phọt vào tim...

Nhưng trong những thân thể thương tật kia, ý chí chiến đấu của người lính không hề tàn lụi, họ vẫn giữ nguyên bản lĩnh kiêu hãnh của một quân đội, một đơn vị hằng tạo dựng những chiến tích lừng lẫy, cho dù hành động phản ứng tuyệt vọng bi tráng của họ chắc chắn sẽ đưa đến hậu quả khốc hại cuối cùng với cái chết ghê rợn nhẫn tâm...

Người phải lên tiếng nói, nếu không, sự im lặng sẽ là một biễu lộ sự cứng lòng nhẫn tâm đáng chê trách. Và kỳ diệu thay, nguồn mạch Tình Thương Việt Tộc-Nghĩa Đồng Bào luôn tồn tại sắc son liên lũy bởi mối đau thương của Người thương Phế Binh QLVNCH đã chạm trái tim người- Những người dẫu không tham dự cuộc chiến, chưa hề mặc áo lính, nhưng lương năng khởi động từ tấm lòng biết xót đau. Đấy là trường hợp người tuổi trẻ, Bác Sĩ Phan Minh Hiển, Paris, Pháp Quốc. Anh đã thâu tập tất cả những câu chuyện đau thương trên vào trong một cuốn sách để gióng lên tiếng gào khẩn thiết sau những đóng góp nhiệt thành tích cực, hiệu quả trong hàng loạt công tác suốt hai mươi qua.. Và hôm nay, nơi chốn băng tuyết cực Bắc Châu Mỹ, vùng Montréal giá lạnh nhưng ấm áp tình người: Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Người Thương Phế Binh QLVNCH hiện thực Lòng Nhớ Ơn đối với những người lính khắc kỷ cao cả: Người Lính với máu, xương, tuổi trẻ để Quê Hương, Con Người Miền Nam được sống với nghĩa Tự Do trong hai thập niên 1954-1975.

Quý Khán Thính Giả, khối đông Nghệ Sĩ đến từ khắp nơi tham dự Đêm Nhạc Hội 29 tháng 9, 2007 tại Motréal, Quebec nầy thể hiện một mối hàm ân dẫu muộn màn nhưng luôn là một hành vi đáng hãnh diện cảm động xiễn dương.

Phan Nhật Nam
Montréal, 29/9/07

Xem Tiếp ...

Hảy Đến Với Đêm Đại Nhạc Hội CÁM ƠN ANH – Nguyễn Đức Tuấn

Những câu chuyện kể về sự tích của bức tượng Tiếc Thương, cũng như những huyền thoại của bức tượng ấy như nửa đêm có người lính Cộng Hoà gõ cửa từng nhà xin nước uống hay chặn xe xin qúa giang… Tất cả những giai thoại đó chẳng ai biết có thật hay không chỉ biết một điều khi người ta nhắc đến hình ảnh người lính Cộng Hoà dù qua những câu chuyện ma ghê rợn, người lính vẫn luôn được nhắc nhở bằng một giọng thương cảm, hay kính phục…
Ừ, thì cho dù 20 năm, 30 năm hay có là một thế kỷ trôi qua đi nữa, hình ảnh đó vẫn khắc sâu trong tâm khảm bao nhiêu triệu người dân Việt Nam mặc dù ở trong nước hay ở bất cứ nơi đâu trên qủa địa cầu này cũng thế- Anh – vẫn là hình ảnh chúng tôi tôn thờ, nhớ thương và mãi mãi muốn nói câu “Cảm Ơn Anh” và có lẽ cũng chính vì thế mà đã từng có một chương trình đại nhạc hội “Cảm Ơn Anh” được tổ chức tại Quận Cam, California thành công vô cùng với con số trên 10 ngàn người tham dự, và tháng Chín này cũng trong cùng một ý nghĩa đó, ý nghĩa của sự mang ơn sâu xa, của nổi nhớ thương, trìu mến muốn được vinh danh anh, cảm ơn anh một lần hay vạn lần bởi anh đã là người chiến binh từng bỏ mình, hi sinh xương máu để bảo vệ quê hương, bảo vệ sự ấm êm, tự do của miền nam Việt Nam thân yêu những ngày trước biến cố 1975.


Đây là lần đầu tiên tổ chức The Handicapped and Orphans Fund sẽ kết hợp cùng đài truyền hình SBTN với nhạc sĩ Trúc Hồ và MC Nam Lộc cũng như một số những anh chị em nghệ sĩ đang cộng tác với trung tâm Asia tổ chức một chương trình đại nhạc hội mang chủ đề Cảm Ơn Anh- Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hoà một chương trình nhạc hội nói về lính, hát cho lính vào ngày 29 tháng 9 tức thứ Bảy tại hí viện sang trọng Theatre De L’Olympia.

Một chút điểm qua về những tiếng hát sẽ góp mặt trong chương trình “Cảm Ơn Anh” như Thiên Kim, một gương mặt trẻ, cô là một trong những tiếng hát chủ lực của trung tâm Asia.

Ngọc Hạ, cô ca sĩ có giọng hát mạnh, làn hơi tràn đầy nhựa sống, cô là giọng hát mà người ta ví rằng giống như từng con sóng biển tràn vào lòng người, hay những ngọn lửa cháy rực sáng cả một vùng trời âm thanh, mổi lần nghe Ngọc Hạ hát là mỗi lần có một cảm giác khác nhau bởi ở cô ca sĩ đó có một tính chất rất riêng, ấn tượng.

Hoàng Nam, hoàng tử nhỏ của vườn âm nhạc hải ngoại, Hoàng nam có giọng hát trầm ấm, dù đã qua bao nhiêu năm đứng trên sân khấu nhưng tiếng hát ấy vẩn luôn chinh phục được rất nhiều tầng lớp khán gỉa khác nhau từ những người lớn tuổi khó tính đến các cô cậu khán gỉa trẻ cũng thế, người ta yêu thích tiếng hát Hoàng Nam bởi chàng hoàng tử nhỏ có khuôn mặt khá điển trai, dễ thương và nhất là ngoài giọng hát trầm ấm của anh, Hoàng Nam còn là người ca sĩ luôn có tấm lòng với bạn bè, mọi người…

Đặng Thế Luân, một khuôn mặt mới, một tiếng hát trẻ, trầm ấm, tiếng hát của dòng nhạc thính phòng, Đặng Thế Luân là tiếng hát đả từng được cô Thương chủ nhân của trung tâm băng nhạc Bích Thu Vân để ý đến nhiều , củng cần nói thêm một chút về trung tâm băng nhạc Bích Thu Vân, nằm trong khu thương xá Phước Lộc Thọ, một nơi chốn hẹn hò lý tưởng- đến đó để có những tác phẩm CD, DVD original. Tuy Đặng Thế Luân là một ca sĩ khá mới nhưng đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán giả khắp nơi, hơn thế nữa ngày nay hầu như tất cả nhửng chương trình nhạc thính phòng đều có sự góp mặt của anh.

Y Phụng, tài tử, diễn viên, ca sĩ và cũng là người mẫu nữa, ngoài tài đóng phim xuất sắc Y Phụng còn là một giọng hát ngọt ngào vô cùng, với nhân dáng xinh xắn, cũng như tên tuổi sẵn có qua nhiều cuốn phim mà cô đã đóng, Y Phụng dễ dàng chinh phục khán gỉa, giới thưởng ngoạn, ngày hôm nay Y Phụng cũng là một trong những tiếng hát chính của trung tâm Asia.

Thái Hà, tiếng hát đang có rất nhiều triển vọng, triển vọng vì chỉ sau một thời gian ngắn ngủi giọng hát của chị đã tiến bộ vượt bực, chị Thoa - chủ nhân của trung tâm Thăng Long đã khen tiếng hát Thái Hà và tiên đoán rằng trong một tương lai gần thôi tiếng hát này sẽ có nhiều bước tiến xa hơn nữa, bằng chứng là những tác phẩm CD của chị thu chung với các danh ca như Quang Dũng, Nguyên Khang... đã thu hút sự yêu thích của một số đông giới thưởng ngoạn, bên cạnh đó theo như ca sĩ Thái Hà thì dạo gần đây lịch trình bay show khắp nơi của chị ngày càng nhiều hơn, và như thế cũng đủ để chứng minh được tên tuổi của Thái Hà.

Một điểm son nữa khi nhắc đến tên tuổi của nữ ca sĩ Thái Hà đó là ngoài tài ca hát chị còn là một bầu show có tên tuổi với thành tích là nhiều chương trình ca nhạc đã được tổ chức liên tục trong suốt thời gian một vài năm gần đây, đặc biệt trong phương cách tổ chức show của chị Thái Hà là luôn đặt quyền lợi của khán gỉa làm hàng đầu bởi thế hầu hết những chương trình ca nhạc do chị tổ chức đều mang chất lượng cao, với các thành phần ca nghệ sĩ tên tuổi, bên cạnh đó phần âm thanh và ánh sáng luôn do những công ty “top of the line” phụ trách, nói về phần nội dung chương trình thì khỏi phải nói vì người tổ chức thuộc loại rất kén chọn vì thế nên nội dung của các show nhạc đều phải rất phong phú, đặc sắc.

Trish Thùy Trang, cô sinh viên đại học Y của trường UC I , cô bé là ngẫu tượng của giới trẻ nhất là lớp trẻ tuổi Teen, Trish Thùy Trang có khuôn mặt rất baby, dễ thương hiền hoà như nhửng hình ảnh của các con doll Nhật Bản…

Lâm Nhật Tiến, chàng lãng tử gây nhiều sóng gió trong thời gian vừa qua, Lâm Nhật Tiến đã từng có một thời gian là con cưng của trung tâm Asia, trong những DVD hát về lính của trung tâm Asia người ta thấy Lâm Nhật Tiến rất chững chạc trong những bộ đồ lính, cũng như cách diễn đạt sống động của anh.

CôngThành & Lynn, cả anh và chị vẫn thế, cả hai là Kim Đồng, Ngọc Nữ trong thế giới âm nhạc hải ngoại, dĩ nhiên nói về giọng hát thì khỏi phải bàn vì cả hai người họ có một bề dầy về nghề nghiệp đi hát, đứng trên sân khấu khá lâu, người ta thích Công Thành & Lynn vì đối với họ hầu như nhạc nào cũng có thể trị được dễ dàng từ những giòng nhạc nhẹ ngoại quốc như nhạc Pháp, nhạc Mỹ… đến những dòng nhạc thính phòng, êm ái, du dương rất Việt Nam, bên cạnh đó cả anh Công Thành & Lynn cũng đều rất dễ gần gủi, thân tình…

Mỹ Lan & Bé Anh Chí, họ là biểu tượng của dòng nhạc Trần Thiện Thanh, của hình ảnh còn lại Nhật Trường, ngày hôm nay cho dù anh đã đi xa nhưng tiếng hát đó, dòng nhạc ấy của anh vẩn mãi ngự trị trong tim tất cả những ai yêu đời lính, Mỹ Lan & Bé Anh Chí là những người thưà kế di sản văn hoá qúy báu ấy của anh, người ta yêu bé Anh Chí, mến tiếng hát Mỹ Lan vì trẻ thơ vô tội và không có một hình ảnh nào đáng thương hơn hình ảnh mẹ goá con côi cả.

Sau cùng đó là tiếng hát của nữ danh ca Lệ Thu, chị vẫn luôn là tiếng hát hàng đầu tại hải ngoại, mặc dù tuổi cũng đã cao nhưng thời gian gần đây khi chị trở về trong nước để trình diễn cho tất cả khán giả tại quê nhà thì chị đãnhận được nhiều, rất nhiều sự đón nhận nồng nhiệt từ giới thưởng ngoạn trước 1975.

Nam Lộc, người MC được xem là đứng đắn, chững chạc nhất trong giới làm MC, theo như chị Thái Hà tiết lộ cho biết chương trình nhạc hội “Cảm Ơn Anh” khởi đầu là do sáng kiến của chính anh, nhắc đến Nam Lộc là nhắc đến những phong trào đấu tranh dân chủ cho quê nhà, hay nói đến Nam Lộc hoặc Asia là đề cập đến những phong trào dẫn đầu về chống cộng và bởi thế chương trình nhạc chủ đề Cảm Ơn Anh màdo chính người chủ xướng ra nó làm dẫn chương trình thì còn gì hợp hơn nữa…

Trong bất cứ chương trình ca nhạc nào cũng vậy dĩ dmột trong hai chìa khóa trên cả chương trình sẽ xem như sụp đổ hoàn toàn, do vậy sau những sự chọn lựa rất kỹ càng ban tổ chức cuối cùng đã mời sự cộng tác của công ty âm thanh , ánh sáng Premier Productions, đến từ California để ngõ hầu bảo đảm chất lượng của toàn chương trình.

Còn nhiều, nhiều nữa những ca sĩ, nghệ sĩ khác góp mặt trong chương trình “Cảm Ơn Anh” và dĩ nhiên với chừng ấy những ca nghệ sĩ tên tuổi chương trình của đêm nhạc hội “Cảm Ơn Anh” sẽ rất hào hứng, hấp dẫn, dẩu sao theo như ban tổ chức đã nói đây là một chương trình trước mua vui sau làm việc nghĩa, ban tổ chức sẽ dùng những số tiền quyên góp được để trao đến tận tay những gia đình thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà đang nghèo khổ ở quê nhà. Bên cạnh đó đến với đêm nhạc hội “Cảm Ơn Anh” để tỏ lòng tri ân, trân trọng đến tất cả những người lính Cộng Hoà đã từng xả thân cho màu cờ chính nghĩa của chúng ta, đến với chương trình “Cảm Ơn Anh” để có một lần nói tiếng cảm ơn tự đáy lòng, bởi lẽ cũng chỉ vì hai chữ Tổ quốc, non sông mà đã có biết bao nhiêu người con, anh em hi sinh cho sự tự do của chúng ta ngaỳ hôm nay.

Cuối cùng rất mong sau khi đọc bài viết này qúy vị sẽ đến thật đông để chúng ta cùng nhau ngồi lại tâm tình, nghe những khúc ca oai hùng của ngày nào, để nhớ lại hình ảnh quê hương tự do thanh bình ngày xưa và để ghi ơn anh chiến binh đã hi sinh thân mình cho xả tắc, sơn hà


Nguyễn Đức Tuấn

Xem Tiếp ...

Danh Sách Ân Nhân Bảo Trợ

The Handicapped and Orphans Fund ( Quỹ Trẻ Em Mồ Côi và Khuyết Tật ) xin chân thành cảm tạ sự đóng góp quí báu của tất cả Ân Nhân khắp nơi cho chương trình Cảm Ơn Anh - Người Thương Bình VNCH, tại Montréal Canada . Quỹ Chúng Tôi se cấp biên nhận cho Từng Ân Nhân . Danh sách yểm trợ sẽ được cập nhật hàng tuần cho đến cuối tháng 9/2007 và tổng số tiền thu được sẽ được công bố trong đêm nhạc hội Cám Ơn Anh .
(Xin vui lòng thông báo nếu có sự sai sót)





Mọi đóng góp, bảo trợ xin viết chi phiếu gởi về:
(Cấp giấy biên nhận khai thuế theo yêu cầu)

1) USA (in US dollars) :
The Handicapped and Orphans Fund
512 Maria drive
Petaluma
CA 94954 USA

2) Canada (in CDN dollars) :
Fonds VIETNAMIEN d'entraide et développement
5751 Trans Island
Montreal, QC
H3W 3B3

Xem Tiếp ...

Cám ơn anh! Cám ơn anh! Người Thương Binh VNCH- Hoàng Trung Phong

Tướng Rick Hillier, tư lệnh Quân Lực Canada, gần một năm nay đã mở cuộc vận động gây quỹ giúp cho những gia đình của các quân nhân Canada đã nằm xuống. Dĩ nhiên trong thâm sâu, ai cũng biết là ông Hillier nhấn mạnh đặc biệt đến những quân nhân Canada tử trận trên chiến trường Afghanistan vì nơi đó tình hình chiến sự sôi bỏng và họ bị thương vong nhiều nhất. Những khoản tiền trợ giúp ấy thực ra được coi như một hình thức an ủi cho các thân nhân, đền đáp phần nào công lao của những người đã hi sinh xương máu, hơn là để giúp cho thân nhân họ đủ sống khỏi phải vất vả vì sinh kế.

Dù thực tế ra sao chăng nữa thì tướng Hillier đã nói điều cần phải nói, làm điều cần phải làm, bởi lẽ những tử sĩ ấy đã phục vụ và đã bỏ mình cho đất nước Canada. Mặc dù họ tử trận tại chiến trường Aghanistan, nhưng đó là cuộc chiến chống khủng bố vốn là đại họa cho cả thế giới, bứng rễ tàn quân Taliban và tái thiết đất nước Afghanistan. Sứ mạng của các quân nhân Canada ấy cao cả và khó khăn hơn một cuộc chiến bình thường. Việc gây quỹ nhằm giúp đỡ các gia đình tử sĩ chứng tỏ rằng những người còn sống, những người đang an toàn nơi quê nhà, biết ơn những người đã nằm xuống. Sự tri ân ấy không bao giờ muộn màng, mặc dù khi tướng Hillier nêu lên vấn đề ấy thì đã có khoảng 50 quân nhân Canada tử trận tại Afghanistan.
Bất cứ một cuộc chiến tranh nào cũng đều gây thương vong tổn thất. Trường hợp Việt Nam, người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu vì lý tưởng mà họ theo đuổi: chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Giờ đây Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, chính phủ đệ nhị Cộng Hòa không còn nữa, không còn chính sách nào qui định việc cấp dưỡng cho các gia đình tử sĩ, cho các thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Họ không được ai chăm sóc đến. Các quốc gia tiền tiến đều có chính sách hưu bổng, phúc lợi cấp cho những thân nhân sống sót và phúc lợi cấp cho những người tàn phế. Nhà nước Việt Nam hiện nay tuy có chế độ thương phế binh nhưng họ chỉ lo cho thương phế binh của riêng họ, chứ không bận tâm đến các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Cho đến nay, những nỗ lực quyên góp tài chánh trợ giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa hầu hết đều nhỏ lẻ, tự nguyện, tự phát.
Nói chung, không phải là đồng bào chúng ta không có lòng đối với những người nghèo khổ, những người tàn tật; nhưng thỉnh thoảng mới có người nói đến nhu cầu giúp đỡ các thương phế binh của chúng ta, cho nên chưa đánh động được dư luận, chưa tạo thành phong trào rầm rộ qui mô, chưa có nhiều cơ hội cho tất cả mọi người hảo tâm cùng đóng góp. Nay có nhiều nhóm đứng ra tổ chức những buổi gây quỹ, những đại nhạc hội từ thiện “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH”, và đã dấy lên được làn sóng quyên góp cho công tác đầy ý nghĩa này.
Cám ơn anh, người thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Ý nghĩa đầy đủ của câu văn trên được thu gọn lại là “Cám Ơn Anh” cho dễ nhớ. Quí vị chỉ cần nhớ 3 chữ này thôi, “Cám Ơn Anh” đã nhận ra như một “trade mark” không thể nhầm lẫn buổi tổ chức từ thiện này của “The Handicapped and Orphans Fund” với những buổi văn nghệ thông thường.
Việc quyên góp cho một công tác từ thiện, muốn đạt được kết quả, thiết nghĩ cần có một số yếu tố quan trọng: Trước tiên, đó phải là việc làm chính đáng và người đứng ra vận động quyên góp nêu lên được ý nghĩa và tính cách cần thiết của công tác ấy. Thứ nhì, người đầu tàu chịu trách nhiệm chính, phải là người có đủ uy tín để quần chúng tin tưởng. “The Handicapped and Orphans Fund” vốn là một tổ chức bất vụ lợi đã tạo được một số uy tín qua các công tác gây quỹ từ thiện trước đây.
Lẽ đương nhiên, “Cám Ơn Anh” nói lên mục đích tri ân những người đã xả thân vì sự an toàn của những người dân bình thường. Ngay cả trong đời sống thường nhật, chỉ cần trông thấy những người tàn phế, đã đủ để những người may mắn khoẻ mạnh cảm thấy thương cảm, huống chi những người tàn phế ấy lại phải sống khổ sở vì bị xã hội mới bỏ quên chẳng đoái hoài, và huống chi đó lại là những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, vốn đã bị thua thiệt trong thời chiến nay tiếp tục bị thua thiệt dưới chế độ mới. Chúng ta là những người may mắn đến được bến bờ tự do này, có một cuộc sống tương đối thoải mái, thì việc đóng góp một phần nhỏ nhoi để giúp đỡ họ là công tác chính đáng và cần thiết.
Như vừa nói, đây không phải là lần đầu tiên “The Handicapped and Orphans Fund” tổ chức đại nhạc hội gây quỹ. Nếu kể về công sức đóng góp của nhhững người đứng ra thực hiện thì phải nói ngay là vất vả lắm. Sự phối hợp giữa việc chọn các ca sĩ sao cho đáp ứng đúng sở thích của giới thưởng ngoạn tại địa phương, việc chọn ngày giờ như thế nào để hi vọng khán giả có thể đến dự đông đảo nhất, việc chọn địa điểm trình diễn ở nơi nào để vừa thuận tiện cho việc đi lại vừa có đủ chỗ cho số khán giả đông đảo như mong đợi, và việc định giá vé vừa phải cũng như tránh khỏi bị lỗ vì chi phí quá cao… là công việc hoàn toàn không đơn giản. Nếu tất cả những thứ khác đều được sắp xếp toàn hảo, ngoại trừ số thu không đủ trang trải cho số chi, thì cuộc gây quỹ thất bại. Chính vì vậy cần ca ngợi sự can đảm của những người chọn cách tổ chức đại nhạc hội để gây quỹ từ thiện. Thiết nghĩ, chỉ có thể giải thích là do tấm lòng và sự say mê đã thúc đẩy họ bắt tay vào việc.
Hầu như những người hay sinh hoạt cộng đồng tại Montreal đều biết ca sĩ Thái Hà là người sáng lập “The Handicapped and Orphans Fund”. Chẳng những họ biết mà họ còn ủng hộ cho công việc thiện nguyện này, nhờ vậy nên không hẳn chỉ có số vé đại nhạc hội từ thiện được bán ra hết sạch mới nói lên sự tin cậy ấy, mà số tiền do đồng bào ủng hộ ngoài việc bán vé càng cho thấy sự hảo tâm tiềm ẩn nơi những đồng bào, chỉ chờ dịp được khơi dậy là bùng lên mạnh mẽ.
Lẽ đương nhiên khi bắt tay vào công tác gây quỹ này, không thể chỉ nghĩ một chiều đón nhận những tặng hiến mà còn phải nghĩ đến sự đền đáp bằng hình thức nào đó. Vì thế, tổ chức một buổi đại nhạc hội cống hiến cho mọi người món ăn tinh thần, là điều phù hợp với câu châm ngôn “trước mua vui, sau làm nghĩa”.
Nếu bình thường chắc hẳn không ai nghĩ rằng một đại nhạc hội từ thiện nói chung, gây quỹ giúp Thương Phế Binh VNCH nói riêng, có thể được tổ chức với thành phần các nghệ sĩ trình diễn hùng hậu như như sau đây: Lệ Thu, Thiên Kim, Ngọc Hạ, Đặng Thế Luân, Băng Tâm, Hoàng Nam, Lâm Nhật Tiến, Y Phụng, Thái Hà, Công Thành & Lyn, Trish Thùy Trang, Quang Minh & Hồng Đào, Mỹ Lan & Danny Lưu, bé Anh Chí, ban nhạc Asia Band, MC Nam Lộc; thêm vào đó có hai vị khách đặc biệt là Đại úy Michael Đỗ và nhà văn Phan Nhật Nam. Tuy nhiên sự lạc quan của “The Handicapped and Orphans Fund” và những người thực hiện chương trình này không phải là không có lý do: Bao giờ cũng có sự đóng góp quan trọng của những vị hảo tâm, trong đó nhiều vị ẩn danh, như một khích lệ lớn lao cho ban tổ chức yên tâm thực hiện chương trình. Việc tổ chức do đó vẫn phải chu đáo, buổi trình diễn văn nghệ vẫn phải thu hút, làm hài lòng khách thưởng ngoạn. Sự thành công của buổi tổ chức lần này sẽ chính là những viên gạch lót đường cho sự thành công của những buổi tổ chức về sau. Như một “brand name” mà người ta chỉ có thể gìn giữ được bằng cách tạo ra những sản phẩm có đủ phẩm chất.
Đại nhạc hội “Cám Ơn Anh” sẽ diễn ra lúc 7 giờ 30 ngày 29-9-2007 tại Theatre de l’Olymia, số 1004 St. Catherine E., Montreal.
Quí vị chỉ cần nhớ 3 chữ “Cám Ơn Anh” thôi, đã nhận ra như một “trade mark” không thể nhầm lẫn buổi tổ chức từ thiện này của “The Handicapped and Orphans Fund” với những buổi văn nghệ thông thường.

Hoàng Trung Phong

Xem Tiếp ...

Dương Nguyệt Ánh, Anh Hùng Nước Mỹ

Bà Dương Nguyệt Ánh, Cố vấn Khoa học của Hải quân Hoa Kỳ, vừa được chính phủ Mỹ trao huy chương Phục vụ Quốc gia (National Security 2007).
Thay mặt chính phủ, Bộ trưởng Hải Quân Mỹ, Donald C. Winters, trong buổi tuyên dương và trao huy chương cho Kỹ sư Dương Nguyêt Ánh tại Thủ đô Washington D.C. chiều ngày 19/09/2007 nói:



Ánh, tôi xin nghiêng mình trước thành quả xuất sắc của cô và đồng đội đã góp phần vào nền an ninh quốc gia và bảo vệ mạng sống người Hoa Kỳ. Xin cảm ơn sự sự yểm trợ và tinh thần phục vụ cao quý của cô trong chiến dịch ‘Enduring Freedom’.



Dương Nguyệt Ánh
Kính chào quý vị
Ba mươi hai (32) năm trước tôi là một người tỵ nạn chiến tranh đến Hoa Kỳ với hai bàn tay trắng và một túi đầy những giấc mơ vỡ vụn.

Tôi chẳng khi nào nghĩ sẽ có một ngày, như hôm nay, tôi lại được danh dự đứng cùng quý vị, những người Mỹ xuất sắc, những người phục vụ đất nước tận tâm của Hoa Kỳ.

Huy chương này, không phải là phản ảnh thành quả khiêm nhường của tôi mà chính là hình bóng của thiên đường mang tên Hiệp Chủng Quốc.

Đất nước này là một thiên đường không phải vì vẻ đẹp, hay sự giàu mạnh mà vì chính con người của nước Mỹ. Đó là những người Mỹ nhân từ và rộng lượng đã đón nhận gia đinh tôi và tôi 32 năm về trước, những người xoa dịu vết thương lòng của chúng tôi và dựng lại niềm tin vào tình nhân loại trong chúng tôi. Và cũng chính người Mỹ đã gây cho tôi nguồn cảm hứng bước vào con đường phục vụ xã hội.

Có một nhóm người mà tôi đặc biệt mang ơn và tôi xin kính tặng huy chương này cho họ. Đó là 58 ngàn người Mỹ có tên khắc trên Bức tường Kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam và 260.000 chiến sĩ miền Nam Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến ấy để cho những người như tôi có cơ hội tìm được tự do lần thứ nhì.

Xin thượng đế ban phúc cho tất cả những người sẵn sàng chết vì tự do, đặc biệt những người sẵn sàng chết vì tự do của kẻ khác.

Xem Tiếp ...

Cám Ơn Anh - Người Thương Binh VNCH - Phạm Phong Dinh và Trần Việt Hải


Chiến tranh đến người lính không muốn bởi vì bản chất dân tộc Việt Nam không hiếu chiến. Chiến tranh đi vào căn nguyên cội nguồn là do sự tham lam của chủ thuyết Cộng Sản, bởi một thiểu số lãnh đạo sống với giấc mơ hoang tưởng ban đầu khi mang ý tưởng quốc hữu hóa cuộc sống người dân để mọi người được bình đẳng, cho một thế giới vô sản, không giai cấp.
Và từ đó qua những nhà lãnh đạo tham lam và cuồng tín tại miền Bắc Việt Nam đã xua quân xâm chiếm Miền Nam. Miền Nam phải tự vệ, người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mang vai trò bảo vệ từng tất đất quê hương.
Sở dĩ chúng tôi phải nhập đề về vai trò của người lính VNCH là vì Miền Nam đã có chánh nghĩa như thế ngay từ nguyên thủy của vấn đề, tức họ có tư thế tự vệ chính đáng. Trong cuộc chiến tự vệ bảo vệ bờ cõi, khi chúng ta nhìn về những thiệt thòi, những khổ đau của người lính VNCH trải qua trong cuộc chiến và cũng như sau cuộc chiến, chúng ta sẽ phải ngậm ngùi cho những điều phi lý nhất đã theo đuổi, ám ảnh cuộc sống đầy gian truân của họ, đặc biệt là số phận người thương phế binh VNCH. Trong thời chiến, nói về khía cạnh kinh tế đời sống thì mức lương của người lính tác chiến đuợc trả theo thời giá bằng con số phụ cấp 4.500 đồng VNCH cộng thêm vào mức lương căn bản (quân nhân không tác chiến không có phụ cấp này). Lương trung bình một người Binh Nhì khoảng 18,000 đồng, phụ cấp vợ 2,000 đồng, mỗi con 1,000, nếu tác chiến được nhận thêm 4,500 đồng. Nếu tính hối xuất mỹ kim thời đó thì thật sự lương người lính cộng phụ cấp các thứ kế cả tiền gộp lại tất cả không quá 20 mỹ kim một tháng. Người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa dĩ nhiên chấp nhận túng thiếu đến đỗi mức ăn của một chiến sĩ không thể cứ mỗi ngày mua nỗi một tô phở như chúng ta đang sống tại Mỹ, Úc hay Canada.
Để các bạn trẻ ra đời khi còn quá nhỏ hay sau cuộc chiến có thể có một ý niệm về sự so sánh đơn giản mức sống nghèo khổ của người lính và gia đình so với thời giá lúc đó, chúng ta định tiêu chuẩn bằng mỹ kim. Nếu là hai vợ chồng người lính chưa có con, thì mỗi ngày họ chỉ được phép “ăn xài” tối đa là 1 mỹ kim cho tất cả các khoản thực phẩm tối thiểu như gạo, muối, đường, nước mắm,... và linh tinh, thông thường ăn rau ăn độn với cơm, vì thường đến thăm những gia đình quân nhân quen chúng tôi thấy họ ăn đạm bạc như rau chấm với nước mắm kho quẹt hay cơm chấm muối mè. Nếu là một gia đình 4 người thì mức tiêu xài là 1,5 mỹ kim. Như vậy với đồng lương 20 mỹ kim một tháng chỉ có thể sống sót được tối đa có 20 ngày, còn 10 ngày cuối cùng kia thì chính người vợ và đàn con phải xông pha ra ngoài chợ đời làm lụng thật vất vả để bù đắp vào. Cuộc đời đen tối cứ thế kéo dài mãi, giá sinh hoạt ngày càng tăng vọt vì nạn lạm phát. Một đô la Mỹ đổi được 500 đồng VN trong những năm cuối cùng của thập niên 1970, nhất là năm 1975 nó đã leo lên đến 1,800 đồng VN. Đó là chưa kể đến những nhu cầu cần thiết khác cho đời sống như thuốc men, quần áo, thuốc hút, nhu cầu cho con cái đi học,… đòi hỏi phải chi tiêu rất nhiều tiền bạc. Người lính sẽ thiếu thốn triền miên. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mà những người chiến sĩ vô danh khiêm nhường ấy vẫn đánh giặc, vẫn ôm ấp lý tưởng bảo vệ giang san bờ cõi quốc gia, và họ đã đánh thắng những trận thật lớn và thật lừng lẫy, rúng động thế giới và cả quân thù cũng phải khiếp vía run sợ. Những người anh hùng của dân tộc Việt Nam ấy đã câm nín, nhẫn nhục, không kêu ca nề hà, bản thân họ gánh vác trên vai cả một trách nhiệm nặng nề, nhiều khổ ải và triền miên chất chứa trong lòng nhiều nỗi lo lắng khôn cùng cho gia đình ở quê nhà. Họ dũng cảm xông vào những cơn bão lửa tàn khốc nhất của chiến tranh từ Bình Giả, Đồng Xoài đến Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa, và trong cuộc chiến như vậy, chúng ta thấy rằng người lính đã chia một nửa trái tim hiến dâng bảo vệ Tổ Quốc, một nửa trái tim gửi về hậu phương cho gia đình vợ con.
Bài viết này chúng tôi muốn nghĩ đến những anh em thương phế binh (TPB) VNCH, hiện còn ở quê nhà chịu những ngậm ngùi đắng cay nhất sau biến cố đau thương 1975. Những cựu quân nhân bị thương phế còn một chút may mắn đuợc trở về với vợ con hay cha mẹ, sống chuỗi đời còn lại vá víu trong quên lãng của đời nghiệt ngã bằng đủ thứ nghề quá vất vả, nếu được như vậy họ cũng tìm thấy một chút niềm vui của mái ấm gia đình. Nhưng đối với những chiến sĩ thương phế kém may mắn hơn, họ đã chịu những bất hạnh, cô đơn vì gia đình ly tán, xã hội ruồng bỏ và rồi họ không còn nơi để trở về, hoặc không muốn trở về để trở thành gánh nặng cho những người mà họ yêu thương, hoặc bị chính gia đình bỏ rơi. Các anh lính TPB không có niềm vui nào để từ đó gắng gượng sống một cuộc sống lây lất bao phủ bởi những tủi thân, mặc cảm tật nguyền bị lãng quên. Các anh sống hiện tại mà cũng không có, thì nói đến tương lai làm gì? Các anh sống lang thang vất vưởng dưới những mái hiên, gầm cầu, ống cống, bãi tha ma, mái chợ, v.v.. Tiếng hát nấc nghẹn tủi nhục của các anh vang lên trên những chiếc xe đò ầm ĩ lao xao tiếng rao hàng của những người cũng nghèo như các anh, trên những lối chợ sình bùn, trước những quán ăn đông đảo những khuôn mặt mập bóng, đỏ au thừa thãi rượu và thịt, hay trên những đuờng phố nghìn nghịt xe cộ và đầy dẫy màu sắc ăn chơi. Một xã hội vô lý do nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) gây ra và xã hội như vậy, chẳng những bạc đãi chính các anh, mà còn buôn bán cả tương lai vợ con các anh cho ngoại nhân.
Chúng ta còn nhớ trong và sau ngày 30.4.1975, những chiến sĩ mang thương tích hay các thương bệnh binh nằm điều trị trong các quân y viện bị quân giặc xua đuổi đi một cách tàn nhẫn. Xã hội văn minh như trong Thế Chiến Thứ II khi quân Đức Quốc Xã bao vây Quân Đồng Minh, họ tôn trọng qui ước chiến tranh, họ cho tải thương các thương bệnh binh. Còn đối với CSVN như bản chất của sách lược nuôi sự trả thù nhỏ mọn, họ có những hành vi thú tính, man rợ nhất được áp dụng. Có thể nói không ngoa họ không cần biết gì đến hành vi nhân đạo hay đạo lý của tình người, hay tình dân tộc đồng chủng với nhau. Dưới mắt người CSVN, những người ở bên kia chiến tuyến luôn luôn là kẻ thù cần phải bị tiêu diệt. Nếu vì lý do gì đó mà họ chưa hủy diệt được hết một lúc trong thời chiến, thì ngay từ những giây phút ngừng chiến này, họ sẽ tiếp tục giết dần mòn người lính Việt Nam Cộng Hòa, quá khứ cho thấy bằng nhiều phương cách hèn hạ nhất, nhiều cách thức khác nhau. Những tài liệu báo chí quốc tế ghi nhận khi CSVN bắt đầu xâm chiếm Sài Gòn từ các chiến sĩ bị thương tại các quân y viện, không cần biết tình trạng nguy kịch hay không nguy kịch đến tính mạng bệnh nhân, bị thương nhẹ hay thương nặng, các chiến sĩ VNCH bị xua đuổi phải ra khỏi giường bệnh, dắt díu nhau lê la trên các hè phố tìm đuờng về quê nhà. Những chiến sĩ bị thương quá nặng chỉ có thể nằm hấp hối bên vệ đường chờ chết. Những nhân chứng kể lại những túi nylon bọc lấy những mẫu ruột đã đen sậm và đầy bụi đất, hay những vết cắt lở lói ở những cánh tay hay ống chân có thể cho phép người thương phế binh lê về được đến nhà, dù là để chết trong tay vợ con hay trước sự chứng kiến của người thân.

Tôi là người lính Việt không may
Xếp bút nghiên theo cuộc chiến dài
Nào ai đoán biết được ngày mai
Phần số thương binh sau cuộc chiến
Lết cuộc đời lê nẻo tương lai
Ngậm ngùi vợ con sao tan vở?
Ngẩng mặt nhìn đời ngày lại ngày
Ai ơi có thấu lời bi ai?
TPB Cần Đước
Những anh thương phế binh may mắn sống sót sau cơn bão đỏ kinh khiếp này, may mắn được gia đình tìm ra và tiếp cứu kịp lúc đem trở về quê nhà, tiếp tục sống một cuộc sống mờ mịt, hẩm hiu vì không có hiện tại, không cả tương lai. Trước năm 1975, thương phế binh cam chịu sự thờ ơ của người hậu phương. Sau năm 1975, thương phế binh bị ném ra khỏi mọi sinh hoạt xã hội, là thành phần tang thương cùng cực nhất trong hệ thống bậc thang trị giá con người, mà lại là con người trong chế độ cộng sản. Các anh vẫn tiếp tục sống cuộc sống thầm lặng khổ đau trong tối tăm, trong đói rách bao nghịch cảnh ở những chỗ hạ đẳng tận cùng: từ ống cống, gầm cầu, hay đến những bãi tha ma. Niềm mơ ước duy nhất và rất nhỏ bé của các anh, là xin thượng đế nhủ lòng thương cho các anh kiếm đuợc đủ hay xin được thức ăn sống mỗi ngày. Có những anh lê lết những phần thân thể trên mặt đường lâu ngày những phần thân thể bị nhiễm trùng ung mủ lở loét. Nhìn những chiến hữu của chúng ta tang thương như vậy, chúng ta không thể không xót xa đau lòng. Nhưng thân tàn ma dại dó đã lê lết trên quê hương chúng ta, họ sống vô vọng. Những TPB có gia đình khá hơn thì có xe lăn, họ góp được chút vốn thì lăn xe đi bán vé số hay ngồi bán thuốc lá lẻ, đan sọt đan thúng, làm hàng thủ công, hoặc nuôi gà nuôi heo. Ngay cả chuyện nuôi con heo cũng là một mơ ước vô cùng lớn lao, tưởng không thể nào có thể thực hiện nỗi, nếu không có một phép lạ nào đó. Trong những hoàn cảnh cùng cực như vậy mà các anh vẫn cứ đều đặn chống nạng hay lăn xe lên Nghĩa Trang Quân Đội trên xa lộ Biên Hòa để chăm sóc mồ mả của những chiến hữu trong đó. Có còn nghĩa cử nào cao qúi hơn nữa không, để những người còn sống như chúng ta phải cúi đầu chào kính các anh?
Sống cuộc đời tủi cực, làm những người sống ngoài lề xã hội ngay trên đất nước của mình, nhưng những chiến sĩ thương phế Việt Nam Cộng Hòa vẫn an ủi nhau, vẫn nuôi dưỡng một niềm tin. Có nhiều anh chịu không nỗi nhục nhã đã nhảy sông, thắt cổ, hay bất cứ cách nào để chết. Nhưng nhiều anh đã cắn răng khuyên nhau cố gắng sống. Sống để chờ một phép nhiệm mầu nào đó cứu giúp cuộc đời khốn cùng. Thật kỳ diệu, mà cũng thật nghẹn ngào, các anh đã sống vật vờ và nuôi dưỡng niềm tin ấy đến hơn một phần tư thế kỷ. Cái điều được chờ đợi ấy đã bắt đầu hiện đến với các anh, dù mới chỉ là những đóm lửa còn le lói. Những người chiến hữu của các anh bên kia bờ Thái Bình Dương bắt đầu dấy lên những phong trào vận động quyên góp gửi quà và tiền về giúp đỡ cho các anh, dù rằng có người được, người chưa.
Từ những năm 1990 cho đến nay, đã có nhiều hội đoàn cựu quân nhân QLVNCH hay ngay cả nhiều hội đoàn dân sự, cá nhân, truyền thanh, báo chí ở Hoa Kỳ, Canada, Âu châu, Úc châu đã tổ chức những cuộc gây qũy và tích cực cổ động cho việc gửi tiền tương trợ cho các anh thương phế binh ở quê nhà. Những đóm lửa nhỏ này có thể một ngày không xa lắm sẽ bùng lên thành một ánh lửa lớn quy tụ đuợc nhiều tài lực, thêm nhiều phương tiện, từ đó có thể giúp đỡ chiến hữu bên nhà tích cực hơn. Hầu như là các hội đoàn của những quân binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều có chương trình tương trợ cho các anh thương phế binh. Các bạn hãy cùng lắng nghe vài đoạn thư của Biệt Cách Dù Nguyễn Chí Linh từ Việt Nam, để thấy được nỗi niềm của những người anh em chúng ta, đẩ cảm nhận được ý nghĩa về việc làm của chúng ta: "... gia đình tôi, vợ và các con vui mừng, đứa nào cũng rơi nước mắt, riêng tôi thì vô cùng xúc động... số tiền quá lớn, tôi mua được hai con heo để nuôi, mỗi con 400.000 đồng Việt Nam. Tôi hy vọng là sau sáu tháng, heo bán sẽ có lời, tôi sẽ mua gà Tam Hoàng nuôi, có thu nhập thêm, chứ đời sống còn thiếu thốn lắm... Thành thật cám ơn Thầy và quí hội đã cùng nhau giúp đỡ cho đứa em còn ở lại Việt Nam nghèo khổ này".
Hội Bạn Của Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa tại Pháp do ông Nguyễn Quang Hạnh làm Hội Trưởng cùng một số hội viên trong Ban Chấp Hành đã hoạt động rất tích cực trong công tác tương trợ các anh thương phế binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ hơn mười năm qua. Hoạt động của Hội ngày nay đã được biết đến trong cộng đồng người Việt ở châu Âu nhờ Ban Chấp Hành đã cho lưu hành những đặc san NẠNG GỖ để gởi đến đồng bào những bài viết, những hình ảnh tàn phế của những người thương binh ở quê nhà, danh sách thương phế binh xin được giúp đỡ, những lời kêu cứu và hình ảnh thảm thương trong cuộc sống bị vất bên lề xã hội của các anh. Ông Hội Trưởng Nguyễn Quang Hạnh cùng những vị có cùng tấm lòng nhân ái hướng về các anh thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã luôn dằn vặt trong lòng nỗi xốn xang:
Khẳng định rằng ngày 30.4.1975 là ngày đại họa, một cái tang lớn phủ trùm xuống đồng bào Miền Nam. Quyền sống của con người không còn nữa, tiếp theo là sự trả thù của chế độ mới tiến hành đối với những người phục vụ cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Đau thương và tủi nhục hơn hết, tột cùng đau khổ nhiều hơn hết là những anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Đó là những người lính chiến đã từng hy sinh và chịu nhiều gian khổ ngoài chiến trường bởi lý tưởng tự do, vì sự sống an bình cho đồng bào ở hậu phương. Các anh đã không may bị súng đạn cướp mất một phần thân thể, lại bị chế độ kỳ thị, phân biệt đối xử, cuộc sống của các anh bị đặt ra ngoài lề xã hội thực tại. Từ hơn 30 năm qua, đối với gần ba triệu người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại này, sự kềm kẹp, kiểm soát của CSVN về mọi biện pháp giúp đỡ các anh TPB, và chính vì thiếu sự nhân đạo đã gây khó khăn cho việc giúp đở TPB của VNCH một cách công khai.
Trong tình thế mới khi đảng CSVN càng o bế quốc tế, sự chấp nhận cho giúp đỡ các anh em TPB có phần khá hơn, Hội Bạn Của Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa đã kêu gọi và đã nhận được rất nhiều sự hưởng ứng nồng nhiệt của người Việt ở Pháp và nhiều nước châu Âu. Nhờ sự giúp đỡ này, Hội đã có thể gởi về các anh thương binh ở quê nhà những món tiền tình nghĩa, nhiều chiếc xe lăn tay. Những đồng tiền của đồng bào hải ngoại gởi về cho các anh thương phế binh và gia đình đâu đã là nhiều, nhưng khi nó đến đúng lúc thì cũng có thể giúp cho các anh một niềm vui nhỏ và vượt qua được hoàn cảnh thắt ngặt. Thư cảm ơn của các anh gởi sang rất nhiều với những giòng chữ đơn sơ diễn tả những lời chân thành mộc mạc từ tận đáy lòng của các anh. Có còn cảnh ngộ tuyệt vọng tận cùng nào hơn nữa không đối với anh Võ Văn Huề như trong bức thư này:"Tôi ký tên dưới đây là Võ Văn Huề, hiện ở tại số 97, Khối 5. Thị trấn Kiến Đức – Dak Rlăp – Đăk Lak – Việt NamKính gởi: Hội cùng Ân Nhân.Tôi nhận được thư của Hội ngày 21.7.2002, còn tiền vào ngày 27.7.2002. Nay tôi viết thư này để Hội biết lòng biết ơn sâu nặng của tôi. Đối với bản thân, tôi phải khóc, không thể nói hay viết hết lời cho Hội và ân nhân, hội đã hiểu nên tôi không viết thêm. Hiện gia đình tôi có 6 con, đứa đầu đi không vững, nói không rõ, không lớn được và không biết chữ. Còn 5 cháu sau vì đông nên việc học rất khó khăn. Nếu bên đó ai có nhu cầu xin con nuôi, gia đình đồng ý cho không điều kiện, Một lần nữa xin nói lên lòng biết ơn sâu nặng của gia đình tôi đến với Hội và ân nhân đã cho gia đình tôi có sự sống lẫn tinh thần. Xin chúc Hội và ân nhân được nhiều ơn riêng của trời đất. Kính thư. Huề."
Mẹ Việt Nam ơi, đồng bào ruột thịt ta ơi hãy cùng cứu lấy những linh hồn cô đơn bị lãng quên! Anh em chúng tôi viết bài này vì mùa Xuân 2006 những tổ chức khắp nơi Âu châu, Úc và Bắc Mỹ đã gia tăng nỗ lực cứu giúp. Những đoàn thể tại Nam và Bắc Cali đã gây quỹ lạc quyên cho các anh em Thương Phế Binh. Chúng tôi vừa được biết sẽ có một Đại Nhạc Hội tại Nam Cali, ngay thủ đô của người tị nạn Việt Nam, Đại Nhạc Hội mang tên: "CÁM ƠN ANH - NGƯỜI THƯƠNG BINH VNCH".
Cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến cho các anh Thương Binh VNCH. Đồng bào tại hải ngoại sẽ không quên các anh, chúng ta sẽ gặp nhau một ngày không xa, cầu mong các anh sẽ tiếp tục hiện hữu chứng kiến sự cáo chung của những người đi ngược lại ý nguyện của dân tộc Việt Nam. Sau cùng anh em chúng tôi xin kết thúc bằng bài thơ dành cho các anh:

“Xưa đồng đội như rừng
Gót giầy vang mặt phố
Nay xa cách muôn trùng
Một thân nơi xó chợ

Những người ba mươi năm
Thoảng như cơn mộng dữ
Còn một khúc thân tàn
Vinh danh ngày tháng cũ"
(Trích “Tạ Ơn Anh”, thơ Đỗ Tiến Đức)


Phạm Phong Dinh và Trần Việt Hải

Xem Tiếp ...

Phận Bọt Bèo - Nguyễn văn B. T


Xua Đuổi Thương Phế Binh Ra Đường.

Nguồn tin từ Saigon cho hay, các gia đình sống tại Làng Phế Binh tạm cư ở nghĩa địa Phước Bình đã nhận được thông báo chính thức phải trả 42 triệu đồng Việt Nam (gần 3 ngàn đô la) để được lưu ngụ hoặc phải rời khỏi nơi chốn họ đã sống từ trên 31 năm qua, hạn chót để ra đi là cuối tháng 12.

Đây là một chấn động đối với những thương binh tàn tật trong cuộc chiến. Họ lê kiếp sống thừa vật vờ qua năm tháng nhưng tối thiểu còn có một nơi để ngã lưng dù tồi tàn về đêm.

Dưới đây là những giòng nước mắt tâm sự của một người lính bị tàn tật - bị thua trong một cuộc chiến.


Phận Bọt Bèo - Nguyễn văn B. T
Càng ngày thời tiết càng khắc nghiệt hơn. Mấy năm nay mưa lớn, gió to xảy ra triền miên nên thường sinh ra bảo lụt . Không hiểu sao quê hương tôi chịu đựng quá nhiều tai biến. Bao nhiêu năm bị đô hộ, bao nhiêu năm chiến tranh, biết bao nhiêu người gục xuống dưới những lằn tên mủi đạn. Biết bao nhiêu chiếc khăn tang chít lên đầu những cô nhi, quả phụ. Máu đào chảy khắp non sông, nước mắt úng tràn đất mẹ . Những cảnh máu đổ thịt rơi,xác người gom không đầy chiếc nón, chôn vội chôn vùi giửa núi cao rừng sâu đã làm Mẹ Việt Nam tuôn trào nước mắt. Những tưởng chấm dứt chiến tranh, con người sẽ được sống trong ấm no hạnh phúc, nhưng trớ trêu thay, chẳng những không khá hơn mà còn tồi tệ hơn đối với những người dân lương thiện vốn nghèo lại càng khốn khó thêm . Đời nào cũng vậy, Kẻ nào càng nghèo mạc bao nhiêu thì giai cấp càng thấp hèn bấy nhiêu . Người giàu có, may mắn tranh nhau vượt biển vượt biên, người thất thời thì khăn gói lên đường gọi là học tập cải tạo, ráng sống còn để rồi đi HO sang Mỹ. Còn những thân phận bọt bèo của chúng tôi thì ngàn thu vẫn thế. Vẫn đói, vẫn nghèo, vẫn hèn, vẫn bị nguyền rủa, miệt thị, vẫn bị lãng quên, vẫn bị cho là làm bẩn mắt, vẫn bị cho là kẻ thù , vẫn bị cho là sống thừa và còn trăm ngàn cái đắng cay khác mà họ muốn trút lên đầu những người bất hạnh như chúng tôi. Đã 31 năm dài trôi qua, từ ngày Quân Lực miền Nam nghe lệnh bỏ súng, và cũng là ngày tôi được một người đồng cảnh cùng là thương bệnh binh dìu đở tôi ra khỏi Quân Y Viện một cách vội vàng trong lúc chân tôi máu vẫn còn đầm đìa vì mới cưa cắt hai hôm trước. Thế mà vẫn sống bên cạnh một người bạn lúc nào cũng ôm đùm ruột còn nằm trong bọc nylon đã đỗi màu đen thâm vì bụi đất mà chẵng có được một viên thuốc trụ sinh hay một lọ thuốc khử trùng. Hai đứa cùng tâm trạng là sợ gia đình buồn nên quyết định không về quê mà lang thang lếch thếch sống nhờ vào lòng từ tâm của những người còn kẹt ở lại ... Hai tháng sau, người bạn đời đã vĩnh viễn ra đi vì đùm ruột nhiểm độc nặng sưng to và sình thối . Ba ngày trước khi chết anh ấy rên la trăn trở dử lắm. Tuy chân tôi đã lành nhưng hoàn cảnh quá đói rách tôi cũng bó tay ngồi khóc nhìn bạn đau đớn ra đi không nhắm mắt. Xác bạn được sở vệ sinh đô thành đến cuộn trong bao nylon ném lên xe rác chở đi ...? Lúc đó tôi cầm lòng không được, tôi khóc thật lớn - biết bao nhiêu cặp mắt nhìn tôi đầy vẽ thương hại và hỏi thăm hoàn cảnh hai đứa tôi . Nhiều người tốt bụng giúp cho tôi một số tiền khuyên tôi hảy về quê với người thân dầu gì cũng có người săn sóc và cận kề mỗi khi trái gió trở trời . Lời bà con khuyên cũng đúng , nhưng với thân hình què quặt cụt 1 tay và 1 chân làm sao cha già mẹ yếu chịu nỗi cái cảnh nhìn con nát tan như tàu lá chuối...

Nhiều năm trôi qua, dạ cầu chử Y là nơi tá túc lý tưởng nhất của đám nghèo mạc cùng đinh của chúng tôi. Nhiều gia đình trốn từ kinh tế mới về chen chút nhau sống dài dọc dưới gầm cầu như một xóm thân quen kẻ ở góc nầy người ở góc nọ không vách rào nhưng không ai xâm phạm lảnh thổ của ai, tự chia đất lớn nhỏ theo đầu người không ai đòi hỏi hay thắc mắc gì , thương nhau lắm có lẽ vì cùng hoàn cảnh. Không hộ khẩu, không có bất cứ cái gì mà bình thường con người ở trên hoàn vũ nầy phải có ít nhất dù chỉ là cái giường nằm hay cái nhà tắm hoặc cầu tiêu để cho việc vệ sinh cá nhân.

Chúng tôi hoàn toàn chẳng có gì cả mà cái xóm tự lập nầy có thể lên đến mấy trăm con người lương thiện bị đẩy cuộc sống ra ngoài vòng pháp luật vì nghèo quá không còn gì để họ ngó ngàng đến. Sống đơn độc ngày ngày khập khểnh mưu sinh qua những trái tim từ ái của bá tánh cũng tạm qua ngày. Nhưng cuộc đời của những kẻ thua cuộc có bao giờ được bình yên để an phận đâu . Lâu lâu có 1 ngày làm đẹp lòng lề đường để tăng vẽ mỹ quan thành phố thì lũ chúng tôi trốn chui trốn nhủi, mấy anh ngồi vá xe đạp bị tịch thâu đồ nghề, các chị gánh hành rong bị rượt đuổi như bắt cướp thấy mà xót xa cho những người dân nghèo .

... Nhớ ngày nào còn trên chiến địa, bao năm xông pha đễ giử yên bờ cỏi. Có lẽ tại chúng tôi bị thương, tập thể thương binh chúng tôi rời tay súng nên mới xảy ra mất nước. Vì chúng tôi là những bia thịt ở tuyến đầu, còn các vị tư lệnh hay, Tổng Tham Mưu Trưởng hay Tổng Thống họ đánh giặc bằng mồm nhiều hơn nên không có những chục ngàn bia thịt của chúng tôi thì họ chạy làng, rồi ung dung sống sa hoa nơi xứ người không còn màng đến chúng tôi, những thân tàn ma dại mà họ đã từng ra lệnh Tổng Động Viên, bắt quân dịch v.v.. Chiến trận cũng như bàn cờ có lúc thắng lúc thua. Tôi không than thở vì mình phải thua, nhưng làm tướng phải chết theo thành chứ ai đâu mà chạy làng ra hải ngoại trước người ta với gia sản kếch xù đã chuẩn bị trước.

30 năm đơn độc có lắm khi mệt mỏi quá tối ngủ vùi ngoài bến xe, nhà ga hay sạp chợ. Cuộc sống đã quen và chai lỳ đối với mưa nắng gió sương. Ngày ngày vác bị chống nạng lếch thếch đi khắp mọi nơi để mưu sinh cầu thực. Một hôm tôi gặp lại người bạn cùng đơn vị, cũng phế binh, nhưng may mắn hơn là có vợ và 2 con sống trong một chòi lá nghèo nàn sơ xác. Nhìn thấy căn chòi lá xiêu vẹo, tơi tả được chèn vá bằng mấy tấm giấy thùng và bao ny lon dưới lùm cây trong nghĩa địa mà thương bạn vô cùng. Hai vợ chồng bạn mời gọi tôi về ở chung cho vui. Thoạt đầu tôi ngần ngại, sau đó tôi đồng ý về đó ở chung cho thêm phần ấm cúng. Ngay ngày đầu tiên tôi về ở chung trong nghĩa địa, có mấy anh em cũng là lính cũ cùng gia đình tá túc nơi ấy đến hỏi thăm tôi và có mời tôi một chung rượu đế gọi là buổi sơ giao của những con người không phải là công dân của một đất nước Đảng lảnh đạo nhà nước quản lý.


Từ đó trong xóm nhà lá không số ở nghĩa địa Phước Bình có tôi gia nhập sống chung với ma, những lúc hè nóng nực rủ nhau ngũ trên mã cho mát là thói quen của chúng tôi. Sáng sớm mạnh ai nấy bung ra đi kiếm sống. Tối về quay quần lại nấu ăn chung cho vui. Cuộc đời chúng tôi chỉ có thế mặc thế sự nhân tình có đổi thay, thay đổi thế nào đi chăng nửa chúng tôi cũng chẳng còn ham muốn gì hơn. Mới đó mà tôi đã về tá túc nghĩa trang gần sáu năm trời, thời gian qua cũng vùn vụt nhưng lắm khi uể oải trôi đi trong ngao ngán sự đời.

Chúng tôi là lũ người hạ cấp nhất đã bị bỏ quên bao nhiêu năm nay ở chốn địa ngục trần gian không còn bút mực nào viết hết được những đắng cay tủi nhục của một con người sống vào thế kỷ 21 này. Hôm qua được chủ nhà tốt bụng ở xóm bên kia nghĩa trang cho chúng tôi mượn địa chỉ liên lạc Hội cứu trợ TPB, nhắn hôm nay người giao tiền do Hội gởi sẽ trở lại xem đúng người mới giao tiền . Nôn nóng cả đêm không ngũ được, mới tờ mờ sáng hai chúng tôi đã chực chờ bên hiên nhà người cho mượn địa chỉ. Đến trưa chiếc xe HonDa chở 2 người dừng lại, tìm gặp hai đứa tôi và trao cho mỗi người chín trăm bảy mươi ba ngàn, may mắn cho chúng tôi quá đúng lúc quê mình đã bắt đầu vào mưa cần để sữa nhà và mùa mưa khó kiếm sống lắm.

Nhờ có chút tiền chúng tôi mua lá về che thêm cho kín gió kín mưa. Nhờ cho số tiền to lớn đó tôi nhờ một cháu trong xóm nhà không số trên chuyến đi buôn trên xe lữa ghé thăm ba mẹ tôi và tôi gởi biếu ông bà bảy trăm ngàn đồng và nhắn nhủ rằng tôi đi làm ăn xa, sắp về xứ lại thời gian không xa lắm và thăm hỏi sức khoẻ tưng người trong gia đình. Lá thư tôi viết lung tung bởi rối bời trong lòng vì xúc động thương cha nhớ mẹ từ ngày ấy đến nay. Hai hôm sau cháu bé đi bán hàng đã về, em chạy lại cho tôi hay là Ba tôi đã mất từ lâu còn Mẹ tôi mắt mờ đi đứng run rẩy phải chống gậy không đi xa được. Tôi la Trời lên, tay đấm ngực khóc ròng chỉ vì mặc cảm cụt què không về để rồi Cha chết không hay, Mẹ già không ai săn sóc. Lão đão, cố đứng lên đi từ biệt từng người để về quê phụng dưởng Mẹ già. Tội nghiệp những con người không hộ khẩu, không có giấy chứng minh nhân dân đã chắt mót, gom góp biếu tặng cho tôi một số tiền làm lộ phí về quê nuôi Mẹ. Tôi ra đi trong giọt ngắn giọt dài, vừa khóc thương Mẹ nhớ Cha vừa khóc cho tình người trong nghỉa địa nghèo nàn nhưng đầy ấp tình thương.,..

Khập khểnh quanh co, nhiều thay đổi nên phải hỏi thăm mới tới được nhà mình. Tôi nhào lại ôm mẹ tôi khóc không ngưng, Mẹ tôi quỵ mọi xuống ôm con khóc không ra tiếng, Mẹ nói Mẹ và cả nhà tưởng tôi đã chết trong những ngày cuối cùng triệt thoái cao nguyên. Hai Mẹ con ôm nhau khóc mấy tiếng đồng hồ , chòm xóm hay tin chạy sang chút mừng đoàn tụ cũng ngồi khóc theo khi nghe tôi tường thuật lại bao năm sống bụi bờ. Mẹ tôi vừa khóc vừa nói : “ Tội tình gì con ơi ! " . Bác Tư kế nhà vỗ vai tôi khuyên nhủ và nói thôi mọi chuyện đã rồi, nay lo cho những ngày kế tiếp. Tôi đứng dậy tựa vào cột nhà cám ơn bác Tư và bà con chòm xóm đã đến chia xẻ với gia đìmh tôi. Mọi sự lắng dịu chưa đầy mươi phút, có Ông Công An Khu Vực đến hỏi tôi chứng minh nhân dân và giấy tạm vắng tạm trú. Tôi hơi bàng hoàng vì làm gì tôi có. Ông Công An nói tiếp rằng : " Anh không có các giấy tờ trên thì coi như anh là người sống ngoài vòng pháp luật, mọi người phải biết rằng nếu không có chứng minh nhân dân tức là không có quyền công dân , tôi mời anh theo tôi về Công An Xả để xử Lý ...”

Ngoài trời gió mưa mù mịt, lòng tôi tái tê khi thấy Mẹ tôi quỳ khóc, van xin, lạy lục trước sự chứng kiến của bà con chòm xóm. Tôi lếch thếch chống nạn đi theo Ông Công An với cỏi lòng tái tê chết lặng mà quên cả ngoài trời đang cơn mưa giông gió lớn . Tôi không dám quay lại nhìn mẹ, vì tôi không còn đủ can đảm...

... Ông Công An lấy tấm cao su trùm lên người đi phăng phăng phía trước thỉnh thoảng quay lại hối tôi “ Nào ! đi nhanh lên... " ...


"Mẹ ơi, con mẹ chưa già,
Giữ quê quê mất, giữ nhà nhà tan"
Hà Huyền Chi)


Xem Tiếp ...

Người Thương Binh - Vũ Bôi.

Tuy mặt thằng bé lem luốc dơ bẩn nhưng nếu ai để ý kỹ vẫn thấy được làn da mịn màng trắng trẻo ẩn hiện sau một lớp bụi dày. Thằng bé cũng có đôi mắt long lanh trong sáng như hai hòn ngọc nhỏ, nhất là khi nó dáo dát ngóng nhìn những người chung quanh mong người ta cho cha con nó được nhiều tiền.





Sau khi lượm nhặt vài tờ giấy bạc rơi ngoài nón đưa cho cha nó, nó lại cười một cách hồn nhiên nghêu nghao hát theo ông những bài hát quen thuộc của những người hành khất đang đi xin ăn trên khắp mọi nẻo đường của Sài-gòn. Mặc dù nó không hiểu những lời lẽ của bài hát, nhưng nó cảm thấy chắc phải là những lời ca hay vì mỗi lần nó hát người ta cho nó nhiều tiền hơn, và đôi khi vài người cũng vỗ tay khen ngợi, rồi thầm thì với nhau tội nghiệp cho một thằng bé trông bụ-bẫm như vậy mà lại là con của một kẻ ăn mày. Sắp đến ngày Tết, cho nên phố xá có đông người qua lại. Người ta lũ lượt kéo nhau đi sắm sửa để chào đón xuân sang. Trời cũng đã gần về chiều nên xe cộ qua lại càng tấp nập hơn. Một vài nơi đèn đường cũng bắt đầu thắp sáng. Sau khi ăn miếng bánh cha nó mới vừa mua của bà bán hàng dạo kế bên, thằng bé ngủ thiếp đi trong dòng người qua lại. Vừa đắp cái chăn cho thằng bé xong thì người hành khất với nhiều thương tích hiện rõ trên da thịt cũng bắt đầu hát lại những bài hát mà thằng bé vừa mới hát xong để mong người ta chú ý đến tình cảnh của cha con anh. Không cần nói ai cũng nghĩ rằng anh là một thương binh, không những do những vết thương vẫn còn in hằng trên mặt và chân tay mà còn do nét trẻ trung cương nghị của một con người tuy rằng đã bị tàn phế hơn nữa thân người. Thật sự anh là một thương binh. Nhưng hoàn cảnh đưa đẩy anh phải lăn lộn nơi đầu đường xó chợ để ăn xin là điều chẳng đặng đừng mà anh vẫn còn ray-rức trong lòng nhiều đêm không chợp mắt. Có lẽ đêm đã về khuya, vì dòng người qua lại cũng bắt đầu thưa dần nhanh chóng. Thằng bé cựa mình sau một giấc ngủ dài, nhưng nó chỉ xoay người qua hướng trong rồi tiếp tục ngủ yên trong giấc mộng thơ ngây còn phảng-phất trong từng hơi thở. Người thương binh sau khi dọn dẹp chiếc máy hát cùng những vật dụng mang theo thì cũng ngã lưng ngay bên thằng bé, mắt nhìn đăm-đăm vào khoảng trời đen như tưởng nhớ những gì đã xảy đến cho anh trong thời gian cũng chỉ hơn một năm qua. Lẩm-bẩm một mình trong đêm anh hát lại những lời ca quen thuộc mà anh nhớ trước đây anh cũng rất thích lắng nghe. Đó là những ngày tháng anh còn ở trong nhà mẹ vợ, cùng với người vợ và đứa con thơ, mà bây giờ nó phải theo anh để đi hát dạo xin tiền mà sống. Thời gian mới hơn một năm mà tưởng chừng như dài đăng-đẳng xa xôi.

Nằm một mình ở phía sau cái nhà kho dùng để chứa những đồ phế thải, anh lắng nghe bài dân ca thương binh của những ngày tiền chiến mà anh ưa thích. Anh cứ nghe tới nghe lui để sống trong khung cảnh mà giờ đây anh chỉ có thể ước ao để được có một ngày như vậy. Hình ảnh êm-đềm của người thương binh trong ngày về đã chiếm cứ hồn anh, không những trong những cơn mơ về đêm mà ngay cả khi anh còn thức. Nó quyện trong anh như một men rượu ngon làm anh say đắm để mong quên đi một thực tại phủ-phàng. Một thực tại chua cay mà chỉ có ai sống trong hoàn cảnh của anh mới hiểu được thế nào là thế thái nhân tình do từ lòng người tạo dựng. Tuy bây giờ anh là môt thương binh, nhưng cũng chỉ còn biết sống trong hạnh phúc của một thương binh trong mộng tưởng, mà hình ảnh ngày về được thêu dệt trong lời lẽ gấm hoa của văn thơ, hay một nhạc điệu khoan thai của những lời ca mà anh chỉ có nghe chứ chưa bao giờ thấy trong hiện thực. Đôi lúc anh cũng thấy cái não-nùng làm rung động tim anh như âm điệu phai mờ từ cuộn băng đã nhão, cho dù rằng anh chẳng bao giờ đặt nặng cái tâm, cái tình hay cái lý cho những điều mà người ta thường trọng vọng. Anh vói tay điều chỉnh âm thanh nhỏ lại chỉ vừa đủ mình anh nghe, vì thằng nhỏ con anh nó vừa nghịch với cái máy hát mà anh còn giữ lại được bấy lâu nay. Thỉnh thoảng anh cũng hát theo, nhưng anh cũng vội ngưng ngay vì sợ nhỡ vợ anh nghe thấy thì sẽ có nhiều phiền phức. Nhất là anh không muốn phải nghe đi nghe lại những gì anh đã phải nghe từ vợ anh trong bấy lâu nay. Anh bị thương trở về đã nhiều năm nay, và nếu anh nhớ không lầm thì anh cũng đã ở nơi cái nhà kho nầy cũng trong khoảng thời gian ấy. Anh cũng chẳng biết phải tính như thế nào. Có lẽ cách tốt nhất là chấp nhận nó như một nghiệt ngã từ một định mệnh khắc khe mà anh không có khả năng thay đổi, hay một số phận không may như bao kẻ không nhà, mặc dầu anh không tin mấy vào những điều người ta cho rằng số phận của con người được sắp đặt bởi một đấng thiêng liêng mà con người thờ phụng bằng nhiều hình thức khác nhau. Anh chỉ còn biết tự an ủi là mình đã tự tạo cho mình cái hoàn cảnh hôm nay. Anh nhớ lúc trước dường như vợ anh cũng đã yêu anh lắm. Đúng ra anh đã lấy nàng vì nàng đã đeo đuổi mãi bên anh. Bây giờ nghĩ lại có lẽ nàng lấy anh không phải vì tình yêu chân thật mà bởi sự giàu sang cũng như quyền thế của gia đình anh. Nàng là một cô gái đẹp mà tất cả những nét đẹp trời cho đều lộ hẳn ra ngoài, cho nên nàng đã quyến-rũ được rất nhiều đàn ông con trai chỉ ham cái đẹp bề ngoài của một người con gái. Có một thời anh cũng đã say mê nàng vì nhan sắc đó. Tuy rằng mọi người trong gia đình anh, trong đó có anh, đều đã thấy rằng tính nết nàng không phải của một người đàn bà đức-hạnh. Nhưng tất cả đều đồng ý cưới nàng chỉ vì muốn cái đẹp của nàng làm hãnh-diện một giòng tộc mà gần như sự thành đạt của họ là tất cả những gì mà con người hằng mong.
Thế rồi chỉ trong một thời gian ngắn ngủi tất cả những gì anh đạt được, từ danh vọng đến của cải cùng quyền thế cao sang, đã không còn nữa. Chiến tranh cũng đã cướp đi cha mẹ, anh chị em cũng như hai cái chân, một cánh tay và một con mắt của anh. Nếu không nhờ số tài sản mà gia đình anh đã để riêng gởi bên nhà vợ để phòng hậu hoạn thì có lẽ giờ đây anh chỉ còn cách là lê lếch ra đường để ăn xin. Nay tuy anh vẫn còn người vợ và đứa con thơ, nhưng theo anh nghĩ người vợ xưa kia cũng chẳng khác gì đã mất đi từ nhiều năm về trước. Khi cả nhà anh bị tàn sát thì cũng may vợ anh lúc đó đang sinh đứa con đầu lòng còn nằm trong bệnh viện nên cả hai mẹ con nàng đều được thoát thân. Sau khi sinh nở thì vợ anh đã về bên ngoại trong khi anh vẫn còn nằm trị thương nơi quân y viện một mình. Khi xuất viện anh về bên nhà vợ thì anh mới hay vợ anh đã hoàn toàn thay đổi. Nàng đã không còn coi anh như một người chồng mà chỉ là một kẻ ăn hại làm khổ đời nàng khi nàng vẫn còn phơi-phới tuổi xuân. Không những nàng đối xử với anh rất tệ bạc mà còn phỉ-báng đủ điều với lời lẽ nhục mạ đê hèn mà anh không hiểu vợ mình đã học được từ đâu. Chỉ trong vòng một ngày mà nàng đã có thể cho anh nghe tất cả những gì thô-tục nhất trên đời. Từ cái khốn-nạn của những kẻ bần cùng cho đến lòng tham không đáy của những kẻ giàu sang, nàng đã réo gọi tổ-tiên anh từ trên trở xuống. Và thế rồi kể từ tối hôm đó anh đã phải ra cái nhà kho nầy để ở cho đến bây giờ. Nhưng dù sao thì anh cũng thấy mình còn được chút ít may-mắn vì đã không phải lê-lếch ra đường ăn xin như nhiều thương phế binh tàn phế khác. Có lẽ vì thế mà anh cũng thấy mình còn có được ít nhiều hạnh phúc cho dù cũng chỉ như bọt bèo sớm muộn rồi cũng sẽ tan đi.

Trời đổi cơn gió nhẹ. Anh xoay mình phủ thêm chiếc khăn cho thằng bé. Nhìn thằng nhỏ ngủ say anh không hiểu tại sao nó lại muốn theo anh đi ăn xin trong cảnh khốn cùng hơn là được ăn ở ấm no bên mẹ nó. Không biết vì nó thấy thương hại cho anh hay vì một tình cảm thiêng-liêng đã có sẳn trong nó tự bao giờ. Anh mong muốn dĩ-vãng đối với anh bây giờ chỉ không hơn một vết mờ trong ký ức, nhưng thực tế phủ phàng nặng trĩu cứ bám víu mãi bên anh. Làm sao anh có thể quên đi những gì mình đã có, và hơn nữa làm sao anh có thể quên đi thuở còn hạnh phúc bên người vợ mà anh đã từng say mê trong khi mỗi ngày anh phải nhìn thấy hình ảnh lạc loài của đứa con thơ. Tại sao mẹ nó lại làm như vậy thì anh cũng không muốn biết, nhưng nếu tự mình đem đến nỗi khổ cho một đứa con thơ thì làm sao anh không thấy đau lòng. Đêm đã khuya nên xe cộ trên đường cũng trở nên thưa thớt. Khu chợ vắng bóng người tạo thành hình tượng hoang vu. Tiếng kọt-kẹt của chiếc khung cửa gỗ đong đưa vọng về rõ hơn trong đêm vắng. Dưới ngọn đèm khuya có đôi chim đêm lặng-lẽ đậu bên mái hiên nhà.
Ở nơi nhà kho của mẹ vợ anh được một thời gian thì cái may mắn cũng như hạnh phúc bọt bèo mà anh ôm giữ bấy lâu cũng mai một đi nhanh. Rồi cho đến một ngày kia thì nó cũng đã không còn nữa, lúc mà vợ anh bảo từ nay anh phải đi xin ăn để tự tìm cái sống cho mình, vì những gì gia đình anh để lại nay đã không còn. Thật sự anh cũng không thể tưởng rằng đó là sự thật, vì theo anh được biết thì số tài sản gia đình anh gởi ở nhà mẹ vợ anh rất lớn. Nhưng dù muốn dù không anh cũng chẳng thể nói nên lời. Thế là từ đó anh phải lếch đi xin ăn mỗi ngày từ tờ mờ sáng, cho đến khi tối mịt anh mới dám quay về. Mẹ vợ rất thương anh nhưng sợ đứa con gái nên cũng chẳng biết làm sao hơn được. Thằng con trai nhỏ cũng thương và lo cho anh nhưng sợ mẹ đánh nên nó chỉ lén-lén đến với anh những khi mẹ đi vắng. Anh phải đưa tất cả tiền anh xin được cho vợ anh để mong nàng chăm sóc con anh. Rồi một thời gian sau cuối cùng thì sợi tơ hồng mong manh đã từng cột anh với người vợ anh đã từng đắm say rồi cũng đứt. Có một lần sau khi đi ăn xin về thì anh thấy cửa nhà kho đã bị khoá bằng một ổ khoá mới. Anh thẫn-thờ trách thầm tại sao ngày đó đã đến nhanh, vì thật sự anh cũng đã đoán được sớm muộn vợ anh cũng sẽ đuổi anh đi. Anh đã cố gắng ở lại một phần cũng vì đứa con nhỏ dại. Anh sợ một mai kia khi anh đi rồi không biết nó sẽ ra sao. Anh biết vợ anh muốn xua đuổi anh đi vì nàng muốn xây dựng cho mình một tương lai khác. Vì nàng than trách với trời đất cũng như mọi người rằng nàng còn quá trẻ để sống trong cảnh goá bụa con côi. Anh cũng chẳng biết nói gì hơn vì dù sao anh cũng còn sống sờ sờ ra đó. Nhưng đối với nàng anh không khác gì một bóng ma trơi. Tuy hằng ngày gặp nhau nhưng đối với nàng anh đã không còn tồn tại. Có một đôi lần nàng đã khẩn cầu như vậy ngay cả trước mặt anh. Anh chỉ lẳng lặng quay đi lệ rơi trong bóng tối. Anh cũng chẳng biết rằng mình có nên sống nữa hay không. Có một lần anh đã gheo mình vào con rạch nhỏ, nhưng anh cũng đã không dám tự giết mình nên cuối cùng anh cũng đã réo gọi để người ta vớt anh lên. Anh cũng không hiểu tại sao anh vẫn còn ham sống. Mà chỉ sống trong đắng-cay gian-khổ nhọc-nhằn. Mỗi lần anh muốn chết anh lại thấy hình ảnh con anh hiện về trong tâm trí. Anh không thể chết đi vì thằng bé còn quá dại khờ.

Trước khi anh ra đi anh tìm đứa con trai để nói với nó những điều anh thấy cần phải căn-dặn nó, nhưng mẹ vợ cho anh hay nó cũng đã bỏ đi từ chiều nay khi thấy mẹ nó dẫn một người đàn ông khác trở về. Thật sự thằng bé đã vô tình nghe mẹ nó và người đàn ông đó nói chuyện với nhau về việc muốn đuổi anh đi, cũng như thấy họ đã mướn người thay khoá mới. Đúng ra thì nó sợ theo cái sợ của kẻ con nên nó đã vội-vã ra đi để tìm anh nói cho anh nghe những gì nó biết. Thế rồi vì chẳng tìm gặp được anh rồi nó cũng đi lạc vào nơi chốn đông người. Nhiều lần nó cũng muốn trở về nhưng cũng chẳng biết phải làm sao. Nó có hỏi người ta nhưng không ai hiểu được những gì nó muốn nói. Có một lần người ta dẫn nó vào đồn cảnh sát để mong có ai giúp đỡ, nhưng vì sợ nó đã trốn đi, rồi từ đó nó cũng trở thành một đứa ăn mày. Nó đi lang-thang đầu đường xó chợ rày đây mai đó xin ăn để sống. Nay ngủ nơi vĩa hè mai ngủ nơi xó chợ dưới ngọn đèn khuya. Trong khi đó anh cũng lê-lếch đi ăn xin khắp nơi đồng thời mong tìm đứa con mà anh yêu quý. Nhưng ở nơi phố thị đông người thì phải biết tìm nơi đâu. Thật ra nhiều khi cha con anh cũng có lúc ăn xin ở những nơi gần nhau nhưng rồi lại vô-tình lại đi theo những hướng khác nhau vì thế rồi lại xa nhau để rồi lại phải đi tìm nhau như bóng với hình vòng quanh nơi cửa chợ. Có nhiều khi vì không tìm thấy con mình nơi phố thị đông người anh cũng đã thử lê-lếch đi tìm ở những nơi hẻo lánh ở ven biên. Ngày qua ngày vì phải chịu đựng nắng mưa hình hài con người anh đã trở nên gầy mòn thêm cho tấm thân tàn-phế. Ngày tháng qua đi rồi anh lại phải quay về để kiếm tìm con nơi thành thị, nơi mà theo anh nghĩ nếu con anh còn sống chắc phải quanh quẩn đâu đây. Có một hôm trời mưa tầm-tã khiến những người đi ăn xin như anh phải khốn-đốn vô cùng. Sau một ngày vất-vã thì anh cũng xin đủ cho mình một bữa ăn để tạm sống qua ngày. Lúc anh đang lếch vào cái xó mà anh ngủ hằng đêm để mong được nghỉ ngơi thì anh nghe thấy tiếng người la, rồi anh thấy một cái bóng nhỏ vượt qua nơi anh đang nằm xuống. Từ một giác quan vô hình anh biết rằng thằng bé đó là con anh. Anh cũng vôi kêu to lên, nhưng tiếng mưa đã át đi tiếng anh gọi tên thằng bé. Nó đã mất hút vào trong màn đêm dưới cơn mưa bao phủ. Dù sao thì anh cũng thấy mừng vì anh biết con anh vẫn còn sống. Hơn nữa anh biết nó cũng chỉ lẫn-quẫn đâu đây, vì tuổi thơ dại nó cũng không thể đi xa hơn. Thế là theo hướng nó vừa chạy qua anh lếch đi trong mưa gío để mong tìm lại nó.

Sau một thời gian thì người ta thấy nơi khu chợ người ăn xin quen thuộc nay lếch lê dẫn theo một đứa con nhỏ còn ngây thơ. Rồi sau một thời gian người ta cũng thấy nó bắt đầu hát theo cha nó bài dân ca thương binh của những người may mắn được trở về mái ấm gia đình trong sự đùm bọc của người thân. Thằng bé hát trong say mê, mĩm cười nhìn mọi người đi qua, rồi thỉng thoảng khuông mặt nó cũng trở nên rạng rỡ hân hoan khi thấy một tờ bạc được liệng nhanh vào chiếc nón

Vũ Bôi


Xem Tiếp ...

Thế Hệ Oai Hùng Tiếp Nối - Michael Đỗ.


Cờ VNCH trên xứ Iraq:

Băng video Asia thường đem những tấm gương sáng, những thành tích làm rạng danh cộng đồng của tuổi trẻ Việt Nam tại hải ngoại vào các sản phẩm của họ, ví dụ như Nữ Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, Giáo sư Đinh Việt,...

Kỳ này tôi mục kích một người trẻ khác trong giới quân nhân Hoa Kỳ. Tuổi trẻ Việt Nam tại đây được xã hội này cưu mang, ngược lại họ đã ý thức được bổn phận và trách nhiệm của một thành viên trong xã hội, rất nhiều thanh niên nam, cũng như nữ đã tình nguyện gia nhập quân đội Mỹ, thậm chí đã có những người trai trẻ này đã anh dũng ra đi vì nghĩa vụ. Thật vậy, tuổi trẻ Việt Nam đáng ca ngợi. Trước mặt tôi là hình ảnh người trai trong quân phục camouflage của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Được biết anh là Đại úy Michael Đỗ, nguyên là một thuyền nhân, theo gia đình đến định cư tại Hoa Kỳ năm 1980 khi vừa 4 tuổi. Và là con trai duy nhất của một cựu Đại úy QLVNCH đã từng trải qua bao tháng năm trong trại tù “học tập cải tạo”, vì thế sau khi học xong bậc trung học, Michael Đỗ đã quyết định tiếp tục xứ mạng dở dang của thân phụ mình để gia nhập quân đội Hoa Kỳ. Anh đã tốt nghiệp trường đại học quân sự nổi tiếng West Point, và đồng thời anh còn theo đuổi việc học để trở thành một kỹ sư ngành chế tạo hỏa tiễn hay thiết kế phi đạn (missile design). Ngoài ra, anh còn có bằng Tiến sĩ ngành Quản trị Hành chánh.


Vào năm 2005, Đại úy Michael Đỗ nhận lệnh đi chiến đấu tại Iraq, và đồn trú tại một thành phố đầy biến động là Fallujah. Với tư cách là một kỹ sư trong quân đội, anh được biệt phái làm việc trong Bộ Tham Mưu của Thiếu tướng Stephen Johnson. Anh tham gia trong những kế hoạch bình định xứ sở nhiểu nhương Iraq . Anh cũng có dịp đón tiếp một người cựu chiến binh tại Việt Nam là cựu Trung tá Oliver North, khi hai người trao đổi kinh nghiệm về Iraq và Việt Nam . Điều quý hóa của người trẻ gốc Việt này, anh mang canh cánh trong lòng về nguồn cội Việt Nam và nhớ về quê Cha đất Tổ, nơi mà máu xương của các chiến binh QLVNCH đã anh dũng hy sinh để bảo vệ giang sơn bờ cõi, nên để ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước anh luôn luôn dựng ngọn cờ vàng ba sọc đỏ tại Bộ Chỉ Huy hành quân của đơn vị mình. Quả thật đáng khen cho một tấm lòng son sắt với cội nguồn Việt Nam.

Tôi thiết nghĩ dù Asia làm sản phẩm thương mại, nhưng những hãnh diện về Việt Nam nên được tiếp tục nêu lên đường hướng như vậy để khắp năm Châu cùng biết. Những vấn đề chung từ văn học có những nhà văn, nhà thơ tranh đấu cho ý nghĩa chung, những mối ưu tư chung trong cuộc sống như Tsunamis, Katrina, Xangsane hay Durian, hãy nhìn về quá khứ khổ đau, nhìn rõ thân phận con người Việt Nam khi vượt biên, dù xót xa vì thiên tài bị chôn vùi như Văn Cao, Hữu Loan, Hoàng Cầm hay vinh hiển lãnh giải Rafto với Hòa thượng Quảng Độ, để rồi ngày nay đây hãy nhìn về tương lai có những gương sáng của tuổi trẻ Việt Nam, những hãnh diện của Việt Nam ngày mai. Bài viết này xoay quanh cái nhìn cá nhân khi nhận xét về những nét đặc trưng của video giải trí Asia, kèm theo những khía cạnh sâu xa nào đó với những nhận định riêng tư trong ý nghĩ của tôi. Một bông hồng cho Trung Tâm Asia vậy.

Việt Hải


Xem Tiếp ...

Trang Sau